| Hotline: 0983.970.780

Không nên tách cháu ra khỏi ông bà

Thứ Năm 20/12/2012 , 10:26 (GMT+7)

Cháu chỉ nên nhắc nhỏ chồng điều chỉnh, đừng nhõng nhẽo mẹ, khó coi, Chuyện tách ra để năm ba năm nữa hãy đánh tiếng. Vậy nha.

Ảnh minh họa
Cô Dạ Hương kính mến!

Phải tìm đến cô cháu cũng nghĩ mình muốn nghe những lời chia sẻ và đồng cảm chứ ai cũng phải tự mình xoay xở trong hoàn cảnh của mình. Xã hội chưa nhiều bác sĩ  tư vấn thì chuyên gia tâm lý của các báo cũng là một nơi để người có vấn đề tìm đến.

Cháu là con gái út của một gia đình ba mẹ đều là nhà giáo. Cháu không theo nghề “gia truyền” ấy nhưng công việc ở một chi nhánh ngân hàng cũng giúp cháu dễ kiếm được chồng và có vị thế kinh tế với gia đình chồng. Nhưng vấn đề không như cháu nghĩ, vấn đề không phải ở cháu có giáo dục, có việc làm và có thu nhập khá.

Chồng cháu là con trai một. Ba anh từng làm viên chức ở sở giáo dục, đã về hưu, mẹ anh từng là cán bộ ngân hàng, cũng đã về hưu. Vườn hương hỏa nhà B rất rộng nên dù ba mẹ B có nhà ở thị xã nhưng chúng cháu không được sống riêng ở đó mà phải ở với ba mẹ. Chắc cô cũng hình dung chuyện đi về mỗi ngày của chúng cháu, năm cây số mới tới bến phà, từ đó về tới vườn nhà trên cù lao khoảng mười phút xe máy nữa. Lâu ngày rồi cũng quen, nhất là hai ngày nghỉ lại thấy dễ chịu, vì vậy rắc rối cũng không từ chuyện đi về nặng nhọc nữa.      

Bây giờ, mới cưới nhau có ba năm mà cháu  đã thấm thía thế nào là con trai một. Cô ơi, B đã ba mươi tuổi rồi mà mẹ anh ấy còn nhắc tắm, còn mua cho anh ấy từng cái quần đùi, quần lót. Ăn thì khỏi phải nói, anh khiến cả nhà phải ăn những thứ anh thích và anh rất hay khen chê khi ăn. Khi cháu sinh con, cháu nội trai cho ông bà thì cháu không được sở hữu con của mình, bà nội giành hết. Lúc con còn nhỏ, như vậy là được chăm sóc, cháu mừng, mình được nghỉ ngơi và không phải xin nghỉ hậu sản thêm.

Nhưng dần dần cháu thấy tương lai “cháu hư tại bà” rồi. Vả lại nó là con trai, chắc sẽ rất ngang bướng, rất ỷ lại và rất ích kỷ. Phương pháp của mẹ chồng khác hẳn với bên ba mẹ cháu, vì anh cháu cũng đã có con trai. Đến nay thì cháu hoàn toàn mất quyền, đứa con hai tuổi ngủ cùng với ông bà nội suốt.

Cháu than thở thì B quay lại mắng cháu sướng không biết hưởng. Cháu từng đề cập chuyện ở  bên thị xã để sau này con còn có trường mẫu giáo tốt nhưng B cũng phản đối. Nói chung là cháu không yêu cuộc sống quá phụ thuộc này. Dần dần tình yêu với chồng cũng vơi, cháu thấy rõ điều đó. B là người quen thụ hưởng và không muốn thay đổi gì cả. Mong sớm nhận được lời khuyên của cô.

Mong cô giữ kín email giúp cháu

Cháu thân mến!

Cô còn nhớ bộ phim Mỹ trên kênh HBO, ở đó có một bà mẹ vị kỷ một cách bệnh hoạn. Bà ta sinh con trai một, sinh khó đẻ đau nên bà ta đã cho con dâu uống thuốc giục sinh dành cho ngựa để con dâu phải sinh ở nhà của bà, đúng lúc con trai bà đi vắng. Chuyến vượt cạn thập tử nhất sinh để cho con dâu biết sinh ra một đứa con nó gian nan như thế nào. Và còn nhiều hành động để giữ riệt cháu nội khiến con dâu gần như phát điên.

Vậy đó, ở đâu cũng có những con người bệnh hoạn cả trong tình thương con. Làm dâu nhà  con một và kinh tế khá giả thì không phải lo nghĩa vụ tiền nong nhưng thực tế cũng đã cho cháu thấy, sự giành giật người đàn ông mà cả bà mẹ và con dâu yêu thương nó âm thầm sóng gió như thế nào. Bà mẹ chồng văn minh, mình khỏe, bà mẹ với những quan niệm riêng của bà ấy thì “thôi rồi Lượm ơi”. Với đứa con trai nhỏ của cháu cũng vậy, ban đầu cháu thấy sướng vì lần đầu tiên ở cữ và làm mẹ có người bao biện hết quá may mắn. Nhưng cũng sự giành giật này, đứa cháu là hiện thân của con trai của bà ấy, buông cái này thì bà bắt cái kia, đó cũng là quy luật tâm lý mà.

Làm sao cháu tách chồng ra khỏi cái kén ấy? Chưa được đâu. Cháu nội đang thời kỳ đáng cưng nhất, làm như vậy (nếu làm được) là cực kỳ nhẫn tâm với ông bà. Có câu “chung sống với lũ”, được mặt này thì mất mặt kia. Khi nào con cháu vào cấp 1, hoặc lên cấp 2, cháu mới tách được. Cô tin nhất định sẽ tách được vì đất cù lao cách trở, cháu bé sẽ lớn lên, học thực học thêm đủ cả. Sao cô không nghe vị trí và tiếng nói của cha chồng? Thôi, đàn bà nhiều quyền thì đàn ông im lặng.

Cháu phải giỏi làm dâu, phải có công thì cháu sẽ xoay chuyển được tình thế. Nhớ nha, cháu cứ vui vẻ “sống chung với lũ” đi, tận hưởng phù sa của nó đi, rồi cháu sẽ thấy mình khôn lên, cai quản cơ ngơi và tiếp quản gia tộc, bằng tấm lòng và những hành vi xứng đáng là con dâu một. Rồi bà mẹ sẽ nghe ra, cha chồng thấy mãn nguyện, chồng sướng ngất ngây, chừng đó cháu nói thẳng cũng không sợ mất lòng.

Chỉ nhắc nhỏ chồng điều chỉnh, đừng nhõng nhẽo mẹ, khó coi, Chuyện tách ra để năm ba năm nữa hãy đánh tiếng. Vậy nha.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm