| Hotline: 0983.970.780

Không thể cơ giới hóa trên những cánh đồng nhỏ lẻ, manh mún

Thứ Sáu 10/07/2020 , 15:06 (GMT+7)

Đó là nhận định chung của hầu hết các ý kiến khi bàn về đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất lúa cho các tỉnh phía Bắc.

Ngày 10/7, tại Hải Dương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở NN-PTNT Hải Dương phối hợp tổ chức diễn đàn “Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại các tỉnh phía Bắc”.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ảnh: Kế Toại.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Ảnh: Kế Toại.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định, cơ giới hóa giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, đây cũng là động lực tạo ra các chuỗi liên kết, thúc đẩy việc dồn điền đổi thửa mạnh mẽ, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tuy vậy, hiện nay trong sản xuất lúa của các tỉnh phía Bắc, cơ giới hóa khâu gieo cấy còn đạt thấp.

Ông Vũ Anh Tuấn, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thì cho rằng, hiện nay, nhiều khâu trong sản xuất lúa đã cơ giới hóa ở mức cao.

Ở khâu làm đất bằng máy, bình quân toàn quốc đã tăng từ 75% năm 2008 lên 95% vào năm 2019. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng đạt gần 100%, vùng trung du miền núi phía Bắc đạt 68%.

Khâu chăm sóc lúa, bảo vệ thực vật, tỷ lệ cơ giới hóa từ 55% vào năm 2008 lên 75% vào năm 2019. Ở khâu thu hoạch, tốc độ cơ giới hóa tăng khá nhanh, năm 2008 mới đạt 15% đến nay đã đạt 70%...

Ở khâu gieo sạ, cấy lúa, tốc độ cơ giới hóa tăng trưởng khá tuy nhiên vẫn còn đạt thấp, từ mức 5% vào năm 2008 nay đã đạt 30%, trong đó, đồng bằng sông Hồng đạt 25% và đồng bằng sông Cửu Long đạt 65%.

So với cả nước, cơ giới hóa trong sản xuất lúa của các tỉnh phía Bắc thấp hơn phía Nam.

Tham quan, đánh giá thiết bị phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái. Ảnh: Kế Toại.

Tham quan, đánh giá thiết bị phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái. Ảnh: Kế Toại.

Phân tích những hạn chế, nhiều ý kiến cùng cho rằng, tỷ lệ gieo cấy máy tại các tỉnh phía Bắc còn thấp là ruộng đồng còn nhỏ lẻ, manh mún. Trong khi, chi phí đầu tư cho làm mạ khay lớn nên ít hộ dân có đủ khả năng đầu tư. Khả năng huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn hạn chế.

Theo các đại biểu, để các tỉnh phía Bắc sớm đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa, tự mỗi địa phương phải đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng ruộng, giao thông nội đồng.

Bên cạnh đó cần tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ mới là những giải pháp ưu tiên. Song song là, phát triển thị trường máy và các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy nông nghiệp.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.