| Hotline: 0983.970.780

Không thể kiểm tra, rà soát chỉ bằng mắt thường

Thứ Sáu 22/12/2023 , 10:10 (GMT+7)

Lạng Sơn Với đặc thù của các vật tư nông nghiệp đầu vào gồm nhiều chủng loại, đa dạng về kích cỡ, lãnh đạo huyện Cao Lộc cho rằng phải có các máy xét nghiệm chuyên nghiệp.

Ông Thịnh cho rằng, đường biên giới dài là nguyên nhân khiến công tác rà soát, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển vật tư nông nghiệp trái phép gặp khó khăn. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Thịnh cho rằng, đường biên giới dài là nguyên nhân khiến công tác rà soát, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển vật tư nông nghiệp trái phép gặp khó khăn. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cho biết, địa bàn có khoảng 220 cơ sở, cửa hàng đăng ký kinh doanh các sản phẩm về giống, vật tư nông nghiệp phục vụ cho công tác sản xuất của bà con nhân dân.

Lãnh đạo huyện Cao Lộc nhận định, công tác kiểm soát chất lượng giống, vật tư nông nghiệp "tương đối khó khăn" bởi số lượng cán bộ mỏng, đường biên giới khá dài trên 74km. "Đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng trên địa bàn có thể tổ chức những hoạt động trái phép, nhất là khi họ nắm được những thông tin về đường mòn, lối mở, những vị trí có kiểm soát của cơ quan Nhà nước", ông nói.

Nhận thức được điều này nên trong thời gian qua, huyện Cao Lộc đã tích cực, chủ động triển khai các biện pháp mạnh nhằm hạn chế những thủ đoạn và cách thức hoạt động tinh vi của đối tượng phạm tội. 

Một lý do nữa, theo ông Thịnh, khiến hoạt động vận chuyển, mua bán giống, vật tư nông nghiệp trái phép còn diễn biến phức tạp là thói quen của người dân. Hầu hết người dân ở khu vực nông thôn thường có thói quen mua những đồ rẻ thế và cũng chưa có kiến thức, kỹ năng để phân biệt những loại sản phẩm là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo ông, chính bởi nhận thức còn hạn chế này nên vô hình trung đã tạo điều kiện cho những cái sản phẩm đó được tiêu thụ, bày bán trên thị trường.

"Nếu như các cửa hàng buôn bán giống, vật tư nông nghiệp chấp hành tốt quy định của Nhà nước, của các ngành liên quan về đảm bảo công tác chất lượng con giống thì họ sẽ không nhập và không bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc và chất lượng kém", ông Thịnh bày tỏ.

Để xử lý dứt điểm và ngăn chặn một cách có hiệu quả vật tư nông nghiệp trái phép, ông Nguyễn Văn Thịnh cho rằng cần có giải pháp căn cơ, lâu dài và quan trọng hơn là có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và cả sự tham gia của người dân - những người trực tiếp tiêu thụ.

Có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trên địa bàn, huyện Cao Lộc luôn tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu. Ảnh: Tùng Đinh.

Có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trên địa bàn, huyện Cao Lộc luôn tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu. Ảnh: Tùng Đinh.

Trước hết, về mặt quản lý nhà nước và quản lý ngành, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc đề xuất cần sớm ban hành một hệ thống văn bản đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong công tác kiểm soát, kiểm soát những mặt hàng không đảm bảo chất lượng, hoặc khó xác định, kiểm nghiệm chất lượng.

Ông nhấn mạnh rằng phải có những chế tài xử lý nghiêm khắc cho những hộ kinh doanh, những đối tượng thực hiện hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép. Đồng thời, tăng cường đầu tư về các trang thiết bị phục vụ cán bộ trong quá trình triển khai thực hiện

"Chúng ta không thể chỉ kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường. Với đặc thù của các vật tư nông nghiệp đầu vào gồm nhiều chủng loại, đa dạng về kích cỡ thì đòi hỏi phải có các máy xét nghiệm, đủ để khẳng định sản phẩm có đảm bảo chất lượng hay không", ông Thịnh phân tích.

Song song với đó, ông Thịnh nêu quan điểm "Nếu không có cầu thì sẽ không có cung". Do đó, nếu người dân không sử dụng những sản phẩm trái phép loại mặt hàng này không thể tồn tại được trên thị trường. Cho nên, lãnh đạo huyện Cao Lộc kêu gọi nhân dân đề cao ý thức trách nhiệm đối với xã hội và cộng động.

Trong năm 2023, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức đấu tranh, bắt giữ trên 200 vụ vi phạm, trong đó, có 17 vụ liên quan đến hàng giả và hơn 174 vụ liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại. Các vụ buôn lậu có nhiều mặt hàng liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng và an toàn thực phẩm như thực phẩm đông lạnh, sản phẩm động vật sau giết mổ và cả gia cầm giống.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Lạng Sơn cũng được được tăng cường. Các ngành chức năng phối hợp kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn ngay từ biên giới và trong nội địa. Năm 2023, tình hình buôn lậu tại Lạng Sơn được kiềm chế, không để hình thành các điểm nóng về buôn lậu trên địa bàn.

Chính nhờ sự chủ động của các cấp, các ngành, mà tỉnh Lạng Sơn đã bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh và bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.