| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông Quảng Ninh trợ lực cho người nông dân

Thứ Bảy 02/12/2023 , 11:14 (GMT+7)

Thời gian qua, nhiều mô hình chăn nuôi có sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã đạt hiệu quả cao, vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt.

Đầu tháng 8/2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Tràng Lương (TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) lựa chọn 6 hộ gia đình tham gia mô hình chăn nuôi bò lai 3B sinh sản. Mục tiêu nhằm phát triển đàn bò thịt chất lượng cao và xây dựng vùng nguyên liệu thịt bò an toàn chất lượng cung ứng cho thị trường. Tham gia mô hình, mỗi hộ được hỗ trợ 3 con bò giống lai 3B sinh sản (nhà nước hỗ trợ 562 triệu đồng, người dân đối ứng hơn 225 triệu đồng).

Đầu tháng 8/2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Tràng Lương (TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) lựa chọn 6 hộ gia đình tham gia mô hình chăn nuôi bò lai 3B sinh sản. Mục tiêu nhằm phát triển đàn bò thịt chất lượng cao và xây dựng vùng nguyên liệu thịt bò an toàn chất lượng cung ứng cho thị trường. Tham gia mô hình, mỗi hộ được hỗ trợ 3 con bò giống lai 3B sinh sản (nhà nước hỗ trợ 562 triệu đồng, người dân đối ứng hơn 225 triệu đồng).

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, bò lai 3B sinh sản là giống bò thịt đặc biệt có cơ bắp phát triển siêu trội; khả năng thích nghi cao. Bò đực trưởng thành xuất chuồng (thời gian 2 năm) đạt trọng lượng 1.100-1.250kg; bò cái trưởng thành đạt 750-800kg (trọng lượng cao gấp đôi so với bò lai sind). Sau hơn 1 năm triển khai hỗ trợ mô hình, đến nay, bò lai 3B sinh sản phát triển tốt.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, bò lai 3B sinh sản là giống bò thịt đặc biệt có cơ bắp phát triển siêu trội; khả năng thích nghi cao. Bò đực trưởng thành xuất chuồng (thời gian 2 năm) đạt trọng lượng 1.100-1.250kg; bò cái trưởng thành đạt 750-800kg (trọng lượng cao gấp đôi so với bò lai sind). Sau hơn 1 năm triển khai hỗ trợ mô hình, đến nay, bò lai 3B sinh sản phát triển tốt.

Gia đình ông Diệp Văn Đại (xã Tràng Lương, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), một trong những hộ tham gia mô hình chăn nuôi bò lai 3B sinh sản, chia sẻ: Thực hiện mô hình, các hộ được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, kỹ thuật phòng chống bệnh cho bò; được hướng dẫn ứng dụng máy băm cỏ trong chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp cho bò cái giúp tăng năng suất hiệu quả chăn nuôi bò. Hiện nay, mô hình chăn nuôi bò lai 3B sinh sản của gia đình phát triển tốt. Tới đây, khi bò sinh sản, gia đình sẽ nhân giống, mở rộng phát triển đàn bò thương phẩm quy mô nhiều hơn. Dự kiến cuối năm 2023, đàn bò bắt đầu xuất chuồng.

Gia đình ông Diệp Văn Đại (xã Tràng Lương, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), một trong những hộ tham gia mô hình chăn nuôi bò lai 3B sinh sản, chia sẻ: Thực hiện mô hình, các hộ được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, kỹ thuật phòng chống bệnh cho bò; được hướng dẫn ứng dụng máy băm cỏ trong chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp cho bò cái giúp tăng năng suất hiệu quả chăn nuôi bò. Hiện nay, mô hình chăn nuôi bò lai 3B sinh sản của gia đình phát triển tốt. Tới đây, khi bò sinh sản, gia đình sẽ nhân giống, mở rộng phát triển đàn bò thương phẩm quy mô nhiều hơn. Dự kiến cuối năm 2023, đàn bò bắt đầu xuất chuồng.

Giai đoạn 2020-2022, triển khai chương trình khuyến nông, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và từ nguồn ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã triển khai 143 mô hình, dự án. Riêng năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ triển khai 9 mô hình, dự án khuyến nông. Đến nay, nhiều mô hình do Trung tâm hỗ trợ đang hứa hẹn giúp người nông dân nâng cao trình độ canh tác và tạo việc làm, thu nhập ổn định. 

Giai đoạn 2020-2022, triển khai chương trình khuyến nông, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và từ nguồn ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã triển khai 143 mô hình, dự án. Riêng năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ triển khai 9 mô hình, dự án khuyến nông. Đến nay, nhiều mô hình do Trung tâm hỗ trợ đang hứa hẹn giúp người nông dân nâng cao trình độ canh tác và tạo việc làm, thu nhập ổn định. 

Chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học tại thôn Hà Tranh, xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả (quy mô 32 con/16 hộ tham gia). Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH Điện lực AES Mông Dương, kiểm tra, hướng dẫn hộ dân tham gia dự án chăm sóc lợn đảm bảo quy trình kỹ thuật. Hiện tại, dự án có tổng 64 con lợn nái (32 con cấp giống, 32 con nhân rộng); trong đó, 37 con đã đẻ, 27 con lợn nái mang thai và hậu bị. Tổng số lợn đã đẻ 667 con, trong đó 486 con xuất chuồng, 32 con gây lợn nái, 149 con lợn thương phẩm hiện còn trong chuồng.

Chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học tại thôn Hà Tranh, xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả (quy mô 32 con/16 hộ tham gia). Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH Điện lực AES Mông Dương, kiểm tra, hướng dẫn hộ dân tham gia dự án chăm sóc lợn đảm bảo quy trình kỹ thuật. Hiện tại, dự án có tổng 64 con lợn nái (32 con cấp giống, 32 con nhân rộng); trong đó, 37 con đã đẻ, 27 con lợn nái mang thai và hậu bị. Tổng số lợn đã đẻ 667 con, trong đó 486 con xuất chuồng, 32 con gây lợn nái, 149 con lợn thương phẩm hiện còn trong chuồng.

Các mô hình hỗ trợ từ chương trình khuyến nông đều lựa chọn kỹ lưỡng ưu tiên những mô hình mới phù hợp với thực tiễn địa phương, tiến bộ kỹ thuật mới để trình diễn, thử nghiệm và phổ biến nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả. Thời gian tới, hoạt động khuyến nông tỉnh tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, theo tiêu chuẩn VietGAP/VietGAHP; đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường gắn với chuyển đổi số; kinh tế thị trường, thúc đẩy liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi, kinh tế hợp tác; phát triển ngành nghề nông thôn theo chương trình OCOP.

Các mô hình hỗ trợ từ chương trình khuyến nông đều lựa chọn kỹ lưỡng ưu tiên những mô hình mới phù hợp với thực tiễn địa phương, tiến bộ kỹ thuật mới để trình diễn, thử nghiệm và phổ biến nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả. Thời gian tới, hoạt động khuyến nông tỉnh tiếp tục ưu tiên hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, theo tiêu chuẩn VietGAP/VietGAHP; đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường gắn với chuyển đổi số; kinh tế thị trường, thúc đẩy liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi, kinh tế hợp tác; phát triển ngành nghề nông thôn theo chương trình OCOP.

Cũng trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh triển khai Đề án nông nghiệp hữu cơ và Chuỗi nông sản chủ lực, chủ trì xây dựng dự toán các mô hình chuỗi liên kết các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo Kế hoạch 194/KH-UBND ngày 31/7/2023 của UBND tỉnh (Mô hình chuỗi lúa nếp Cái hoa vàng tại Đông Triều, Mô hình chuỗi lúa gạo chất lượng cao tại Hải Hà, Mô hình chuỗi Lợn Móng Cái hữu cơ tại Móng Cái, Mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ quế hữu cơ tại Ba Chẽ).

Cũng trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh triển khai Đề án nông nghiệp hữu cơ và Chuỗi nông sản chủ lực, chủ trì xây dựng dự toán các mô hình chuỗi liên kết các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo Kế hoạch 194/KH-UBND ngày 31/7/2023 của UBND tỉnh (Mô hình chuỗi lúa nếp Cái hoa vàng tại Đông Triều, Mô hình chuỗi lúa gạo chất lượng cao tại Hải Hà, Mô hình chuỗi Lợn Móng Cái hữu cơ tại Móng Cái, Mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ quế hữu cơ tại Ba Chẽ).

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.