| Hotline: 0983.970.780

Nỗi niềm người lao động những ngày cuối năm: [Kì 5] Những công nhân may mắn

Thứ Ba 18/01/2022 , 10:29 (GMT+7)

Đó là những công nhân làm việc trong một công ty “ngoại” 100%. Dù cũng khó khăn như bao doanh nghiệp khác, nhưng họ đặt sự ưu tiên cho người lao động lên hàng đầu.

Đó là Công ty TNHH Sài Gòn Đồ gỗ Quốc tế (S.M.I), tọa lạc tại TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Công ty chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

Vẫn thưởng Tết như mọi năm

Cách đây hơn chục năm, tôi quen một người anh, tên Nguyễn Thành Đông (Tư Út) quê ở Vĩnh Long, năm nay 53 tuổi, tưởng mất liên lạc hẳn, nhưng mới đây, “duyên số” run rủi, tôi tình cờ gặp lại anh.

Sau khi hỏi thăm, trò chuyện quanh vấn đề thời sự “nóng” nhất hiện nay là dịch Covid-19, tiêm vắc xin, thu nhập…anh mới khoe: “Qua đợt dịch vừa rồi mới thấy, mình may mắn vì được làm ở công ty này”. “Nếu em nhớ không lầm thì anh làm ở công ty từ những ngày đầu thành lập?”. Anh cười: “Từ năm 93. Ngót 30 năm rồi còn gì”. Nói rồi anh khẩn khoản mời tôi xuống tham quan nơi anh làm việc, cho tôi “mục sở thị” cuộc sống của công nhân trước và sau giãn cách.

Anh Nguyễn Thành Đông (áo trắng) không chỉ là người có thâm niên làm tại công ty S.M.I lâu nhất, mà còn là người có 'đại gia đình' đông nhất (hơn chục người) trong số các gia đình công nhân đang làm việc tại đây. Ảnh: Phúc Lập.

Anh Nguyễn Thành Đông (áo trắng) không chỉ là người có thâm niên làm tại công ty S.M.I lâu nhất, mà còn là người có 'đại gia đình" đông nhất (hơn chục người) trong số các gia đình công nhân đang làm việc tại đây. Ảnh: Phúc Lập.

Đó là một khuôn viên rộng hơn 2ha, ở KP.3, P.Tân Định, TX.Bến Cát, Bình Dương, nhưng khu vực sản xuất chỉ chiếm khoảng 20% diện tích. Phần lớn còn lại là khu văn phòng, khu nhà công nhân, vườn, ao cá, xen kẽ giữa các khu nhà là khá nhiều cây xanh.

Hôm tôi đến là ngày nghỉ, anh Đông đang hì hục cạy những viên gạch bông ở văn phòng bị bong lên để lát lại. “Ngày xưa tôi làm ở tổ mộc máy, còn bây giờ cũng có chút kinh nghiệm nên công ty giao phụ trách chuyên về mẫu và KCS (kiểm tra sản phẩm lần cuối trước khi nhập kho, đóng công). Ngoài ra, tôi được giao quản lý khu nhà ở công nhân”, anh Đông cho biết.

Anh Đông cho biết, công ty hiện có khoảng 150 công nhân, trong đó, số người gắn bó hơn 20 năm khá nhiều, trên 25 năm như anh còn vài người. Anh chưa muốn nghỉ vì còn sức khoẻ, và tình cảm gắn bó mấy chục năm khiến anh không nỡ. “Chừng nào ông chủ ổng đuổi tôi mới nghỉ”, anh Đông cười rồi nói tiếp: “gắn bó gần 30 năm, thân thuộc từng gốc cây, góc nhà ở đây rồi, về nhớ xưởng, nhớ mọi người lắm”. Tôi hỏi: “Giờ chắc lương của anh cao lắm nhỉ?”. “Cũng bình thường. Tại giờ tôi chỉ duyệt mẫu, không làm ca, làm thêm gì, nên tháng cũng khoảng 12 triệu”. “Còn công nhân thu nhập thế nào?”. “Ở đây quy định tăng ca mỗi ngày tối đa chỉ 1 tiếng rưỡi. Nên thu nhập của công nhân cũng khoảng 15-17 triệu thôi”.

Anh Nguyễn Văn Trung, 54 tuổi, cũng có 26 năm làm việc tại đây. Ảnh: Phúc Lập.

Anh Nguyễn Văn Trung, 54 tuổi, cũng có 26 năm làm việc tại đây. Ảnh: Phúc Lập.

Anh Lê Văn Hồng, 42 tuổi, quê Nam Định, tổ phó tổ mộc tay, cũng là một công nhân có thâm niên hơn 20 năm ở S.M.I. Vợ anh, chị Phạm Thị Thu, 38 tuổi, vừa sinh cháu thứ 3 được hơn 2 tháng. Chị Thu làm công ty giày da bên ngoài, nhưng vẫn được ở miễn phí trong công ty của chồng. “Chỉ cần 1 người làm trong công ty, người còn lại làm bên ngoài, công ty vẫn bố trí chỗ ở miễn phí trong khu tập thể”, anh Hồng nói.

Nói về đợt dịch vừa qua, anh Hồng cho biết: “Đợt dịch vừa rồi công ty làm “3 tại chỗ”, khoảng 70% công nhân tham gia. Ngoài các chế độ như chưa có dịch, công nhân tham gia “3 tại chỗ” còn có thêm phụ cấp, thu nhập cao hơn bình thường, thưởng Tết cũng nhiều hơn. Còn ai không làm vẫn có lương cơ bản. Công ty cũng thông báo rồi, thưởng Tết vẫn như mọi năm, cộng thu nhập cả năm chia cho 12, đó là thưởng Tết. Tôi chắc cũng được hơn chục triệu”.

“Tết năm nay có về quê không?”, tôi hỏi. “Mọi năm chưa có gia đình thì năm nào cũng về. Đến khi có con nhỏ thì phải cho các cháu học, nên thường về hè. Năm nay chắc chắn không về rồi, vì dịch còn phúc tạp, với lại cháu mới sinh nữa”, anh Hồng đáp.

Gia đình anh Lê Văn Hồng - chị Phạm Thị Thu ở khu nhà công nhân công ty S.M.I. Ảnh: Phúc Lập.

Gia đình anh Lê Văn Hồng - chị Phạm Thị Thu ở khu nhà công nhân công ty S.M.I. Ảnh: Phúc Lập.

“Mất gì cũng được chứ công nhân thì phải giữ”

Trong lúc tham quan xưởng sản xuất, thấy người đàn ông dáng nhỏ con, có vẻ lớn tuổi, tôi lại bắt chuyện.

“Tôi tên Nguyễn Văn Trung, 54 tuổi, quê Sài Gòn. Tôi làm ở đây 26 năm rồi. Đúng ra đủ thời gian nghỉ hưu rồi đó, nhưng mà phần không nỡ, phần vì công ty còn cần mình, nên cứ làm thôi. Đợt dịch vừa rồi, vô tình nghe ban lãnh đạo công ty nói 1 câu, tôi rất thích, đó là: “Tài sản quý nhất của công ty là công nhân, nên khó khăn đến đâu, mất gì thì mất chứ công nhân là phải giữ. Đó là một trong những lý do tụi tôi gắn bó với công ty mấy chục năm”, anh Trung nói một lèo rồi cười.

Anh Bruno Rémi Waché (áo sọc) Tổng giám đốc công ty đang trao đổi chuyên môi với thợ. Ảnh: Phúc Lập.

Anh Bruno Rémi Waché (áo sọc) Tổng giám đốc công ty đang trao đổi chuyên môi với thợ. Ảnh: Phúc Lập.

Theo chân anh Đông vào bên trong xưởng, tôi lại tình cờ gặp người đứng đầu công ty, anh Bruno Rémi Waché, 30 tuổi, Tổng giám đốc. Anh Bruno có mẹ là người Việt, ba người Pháp. Năm 1990, ba anh sang Việt Nam, thấy nhiều gỗ cao su già cỗi sử dụng lãng phí, nên ông xin giấy phép hợp tác với UBND TP.HCM mở công ty chế biến đồ gỗ từ cây cao su. Đến năm 1998, công ty rời xưởng về Bến Cát, thuê lại khu đất hiện nay, xưa vốn là khu đất của ông bà ngoại để lại cho mẹ anh. Sau khi theo chồng về Pháp, bà hiến toàn bộ cho nhà nước.

Do sống tại Việt Nam từ nhỏ nên vốn tiếng Việt của Bruno khá tốt. Anh cho biết, mặc dù sản phẩm của công ty khá đa dạng, mẫu mã đẹp, nhưng do làm từ gỗ cao su, loại gỗ người Việt không đánh giá cao, trong khi giá cao, nên mặc dù có mặt trên thị trường đã hơn 30 năm, nhưng chỉ xuất sang Pháp và một số nước châu Âu.

Sự tương tác giữa lãnh đạo và công nhân trên nhóm zalo trong thời gian công ty có người dương tính với Covid, thực hiện cách ly tại chỗ cho thấy sự đoàn kết đã góp phần rất lớn để tập thể vượt qua khó khăn do đại dịch covid-19 gây ra. Ảnh: màn hình zalo.
Sự tương tác giữa lãnh đạo và công nhân trên nhóm zalo trong thời gian công ty có người dương tính với Covid, thực hiện cách ly tại chỗ cho thấy sự đoàn kết đã góp phần rất lớn để tập thể vượt qua khó khăn do đại dịch covid-19 gây ra. Ảnh: màn hình zalo.

Sự tương tác giữa lãnh đạo và công nhân trên nhóm zalo trong thời gian công ty có người dương tính với Covid, thực hiện cách ly tại chỗ cho thấy sự đoàn kết đã góp phần rất lớn để tập thể vượt qua khó khăn do đại dịch covid-19 gây ra. Ảnh: màn hình zalo.

“Công ty này ba tôi mở lúc ông mới hơn 30 tuổi, nay đã hơn 60 tuổi, ông giao lại cho tôi. Ba tôi quản lý công ty theo kiểu gia đình, không phân biệt, khoảng cách với công nhân. Bây giờ cũng vậy”, Bruno nói.

“Đợt dịch bệnh vừa rồi quả là rất khủng khiếp. Lúc đầu chúng tôi rất hoang mang. Sau đó bình tĩnh lại, cùng ngồi họp bàn, tìm giải pháp để “sống” và duy trì sản xuất, chúng tôi thống nhất quan điểm rằng muốn làm được thì việc đầu tiên là phải quan tâm người lao động, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn này.

Sau khi nhà nước đưa ra phương án sản xuất “3 tại chỗ”, chúng tôi nghiên cứu, suy nghĩ rất kỹ tình hình thực tế công ty, sau đó đưa ra phương án chi tiết. Trong đó quan trọng nhất là bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Điều may mắn là công ty có đất rộng, tường rào bao quanh tách biệt, nhiều khu nhà công nhân. Ngoài ra, quan hệ giữa lãnh đạo và công nhân lâu nay rất tốt, nhờ vậy mà có khoảng 70% công nhân đồng ý ở lại làm việc”, anh nói tiếp.

Con em công nhân trong công ty S.M.I. Ảnh: Phúc Lập.

Con em công nhân trong công ty S.M.I. Ảnh: Phúc Lập.

“Hầu như doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng, công ty anh thì sao?”, tôi hỏi. Anh đáp: “Ảnh hưởng nặng nề chứ. Giao thông ách tắc, chi phí nguyên liệu, vận chuyển tăng, rồi phát sinh chi phí “3 tại chỗ”, phòng chống dịch…năm 2021, chi phí tăng khoảng 25%, trong khi doanh thu giảm gần 30% so với năm 2019. Vậy nhưng công ty vẫn quyết định tăng lương cho công nhân từ 5% đến 10% ngay trong thời điểm dịch”.“Sao phải tăng lương thời điểm khó khăn vậy? Công nhân họ có thể thông cảm mà”. “Đúng, họ hiểu, nhưng chúng tôi vẫn quyết định tăng, để họ yên tâm làm việc hơn. Công nhân ở đây đều là thợ tay nghề cao, tuyển rất khó, nên phải giữ chân họ. Ngoài ra, tôi nghĩ muốn phát triển bền vững, lâu dài, thì phải có những con người không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn hết lòng gắn bó với tập thể công ty. Muốn được vậy thì những người đứng đầu phải đối xử tốt, tôn trọng họ”.

Vừa làm việc bên cạnh, anh Đông vừa nói thêm: “Trong thời gian thực hiện “3 tại chỗ”, công ty không có ca dương tính nào. Thời điểm giãn cách, công ty lập nhóm zalo lấy tên là Hy vọng, ở đó lãnh đạo và công nhân trao đổi, tương tác thường xuyên. Mọi người thoải mái đưa ra ý kiến về mọi vấn đề, từ chuyện cách ly đến ăn uống, ngủ nghỉ…

Nhưng khi kết thúc thời gian “3 tại chỗ”, những người không tham gia quay lại công ty làm việc, thì hơn 1 nửa công nhân nhiễm Covid-19. Sợ những người này về nhà lây cho người thân, nên công ty quyết định cách ly tại xưởng, tạm ngưng hoạt động, phân bổ từng khu vực riêng cho F1, F0, rồi thuê cả 1 đội ngũ y bác sĩ tư nhân đến hàng ngày để theo dõi cho từng người. Hiện tại, tất cả mọi người đều ổn, không còn ai bị”.

“Dù quy mô công ty không lớn, còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng như chúng tôi đã và đang làm, là chăm lo tốt nhất có thể cho công nhân, cả vật chất lẫn tinh thần. Nhất là dịp tết Nguyên đán sắp tới, vẫn đảm bảo các chế độ đầy đủ như những năm trước như lương tháng 13 cùng với những phần quà. Hy vọng sẽ góp phần cho công nhân có một cái tết ấm áp trong lúc tình hình dịch bệnh phức tạp như này”, anh Bruno Rémi Waché, Tổng giám đốc công ty S.M.I.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...