| Hotline: 0983.970.780

Nỗi niềm người lao động những ngày cuối năm

Kỳ 4: Năm nay chúng con ăn Tết Sài Gòn

Thứ Hai 17/01/2022 , 16:07 (GMT+7)

Về quê sum họp với gia đình dịp Tết Nguyên đán, chuyện tưởng đơn giản, nhưng với lao động xa nhà thì chưa hẳn. Năm nay, việc đó lại càng khó hơn với nhiều người.

Bởi phần lớn công nhân giảm thu nhập do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất. Bên cạnh đó, không ít người mất việc, phải làm công việc tự do, thu nhập lại càng bấp bênh hơn.

Chỉ mong có vài triệu gửi ba mẹ sắm Tết

Rời khu nhà trọ của gia đình ông Hùng, chúng tôi tiếp tục đến P. Hiệp Thành, Q.12, nơi cũng tập trung khá đông những khu nhà trọ công nhân. Phần lớn họ làm việc tại Khu công nghệ cao Quang Trung và Khu Công nghiệp Tân Hiệp Phước.

Gầ 8 giờ tối, dãy phòng trọ ở Hiệp Thành, Q.12 mới chỉ có 2-3 phòng mở cửa, sáng đèn, còn lại vẫn khoá ngoài. Ảnh: Phúc Lập.

Gầ 8 giờ tối, dãy phòng trọ ở Hiệp Thành, Q.12 mới chỉ có 2-3 phòng mở cửa, sáng đèn, còn lại vẫn khoá ngoài. Ảnh: Phúc Lập.

Đã hơn 8 giờ tối, nhưng nhiều cửa phòng trọ ở KP3, P. Hiệp Thành, Q.12, vẫn khoá ngoài. Bà Trần Thị Huyền, chủ khu nhà trọ công nhân trên đường HT06, cho biết: “Chắc cũng sắp về rồi đấy. Công nhân nghỉ làm mấy tháng, mới quay lại công ty chừng hơn 2 tháng nay. Họ mừng lắm, nên công ty cho tăng ca là tụi nó làm. Nhiều đứa ngày nào cũng làm 12 tiếng”.

Dãy phòng trọ dài, vắng hoe, phần lớn còn khóa ngoài. Đi một đoạn dài mới thấy 1 phòng mở cửa, sáng đèn. Bên trong là cặp vợ chồng còn khá trẻ. Người chồng lúi húi nấu ăn trong khu vực bếp chật chội, cô vợ đang ngồi bệt dưới nền nhà, cho cậu con trai nhỏ ăn tối.

Ghé lại hỏi thăm, cô gái cho biết tên Lê Thị Như Ý, sinh năm 1993, còn chồng là Lý Hùng Quân, sinh năm 1989, quê Tây Ninh. Cả 2 đang làm công nhân tại công ty may L.G gần đây. Vợ chồng Hùng có 2 con trai, đứa lớn 3 tuổi, đứa nhỏ mới 1 tuổi, đang nhờ ông bà ngoại ở Trà Vinh chăm giúp để cô có thời gian đi làm.

“Tụi em làm công ty này hơn 5 năm rồi. Ngày mới vào làm, thu nhập 2 vợ chồng cũng được 12 triệu. Nếu có tăng ca cũng được khoảng 14-15 triệu. Nhưng công ty ngưng làm từ hồi tháng 7, mới hoạt động 2 tháng nay. Mấy tháng trời không có việc làm, ông bà 2 bên cũng khó khăn nên chẳng giúp gì được, nên giờ lo cho con đã hụt hơi rồi”, Như Ý tâm sự.

Cô công nhân trẻ Lê Thị Như Ý: Đến giờ tụi em chưa nghe công ty thông báo chuyện thưởng Tết. Ảnh: Phúc Lập. 

Cô công nhân trẻ Lê Thị Như Ý: Đến giờ tụi em chưa nghe công ty thông báo chuyện thưởng Tết. Ảnh: Phúc Lập. 

Còn Quân, thời điểm công ty tổ chức làm “3 tại chỗ”, Quân không tham gia, vì 2 con còn quá nhỏ, trong khi thời điểm ấy, quanh khu trọ đâu đâu cũng có người dương tính, sợ không an toàn cho vợ con, nên anh chốt cửa ở trong phòng, có gì ăn nấy. Sau đó, TP thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa nghiêm ngặt. Quân bảo, thời điểm đó, có lúc trong phòng không còn gì ăn được, nhiều phòng trọ khác cũng tương tự. May nhờ có cô chú chủ phòng trọ lâu lâu tiếp tế, cho bịch rau, con cá, mấy ký gạo, mì gói chống đói, chứ nếu không thì mệt”, Quân kể.

Hiện tại, mỗi ngày Quân làm ngày 12 tiếng, còn Như Ý, do con nhỏ, cô không thể tăng ca, thu nhập mỗi tháng của 2 vợ chồng chưa đến chục triệu. Trừ chi phí phòng trọ, điện, nước, tằn tiện hết sức mà vẫn thiếu trước hụt sau. “Có việc làm, thu nhập ổn định là mừng rồi. Chứ ở đây nhiều người mất việc, phải ra ngoài làm đủ việc. Có chị đi bán rau củ ké người ta, người bán bún xào, gánh hàng rong vất vả lắm. Còn có chị bán trứng nướng, trứng vịt lộn lề đường, đàn ông thì chạy xe ôm, bốc vác, phụ hồ. Làm tự do cũng chẳng vất hơn công nhân, có điều thu nhập không ổn định, nắng mưa…”, Quân nói.

Anh Lý Hùng Quân: 'Giờ chỉ mong có vài triệu gửi về ông bà phụ tiền sữa cho con mà chưa có'. Ảnh: Phúc Lập.

Anh Lý Hùng Quân: "Giờ chỉ mong có vài triệu gửi về ông bà phụ tiền sữa cho con mà chưa có". Ảnh: Phúc Lập.

“Năm nay công ty có thưởng Tết không?”, tôi hỏi. “Mọi năm thưởng 1 tháng lương 13, khoảng 6 triệu, 2 vợ chồng cũng được hơn chục triệu. Riêng năm nay thì chưa nghe công ty thông báo gì”, Quân đáp. “Vậy Tết này gia đình em có về quê không?”, tôi hỏi. Quân trầm ngâm: “Tụi em nửa muốn về, nửa không. Vì con mới 1 tuổi, đang ở với ông bà ngoại, không về thì ở đây cũng không yên tâm. Nhưng đến giờ chưa có đồng nào. Giờ chỉ mong có vài triệu gửi về cho ông bà sắm Tết, phụ tiền sữa cho con thôi mà chưa có. Nên tụi em cũng chưa quyết định. Được cái tụi em gần, muốn về là lên xe máy, đi mấy tiếng là tới. Chứ nếu ở miền Bắc, miền Trung thì tốn kém hơn nhiều”.

“Tiền đâu mà về?”

Tôi đến khu vực cổng trường Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Q.12 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ vào buổi sáng hôm sau để mua một hộp bún xào của chị Lê Minh Tuyền, 46 tuổi, mà theo giới thiệu của đôi vợ chồng Quân – Ý, là rất ngon. Thời điểm này, trường bắt đầu hoạt động trở lại, nên chị Tuyền không phải gánh đi rong nữa, chỉ cần ngồi 1 chỗ, đến khoảng 10 giờ sáng là bán hết.

Tôi tấp vào gánh bún, hỏi mua rồi ngồi xuống bờ bồn cây lề đường, vừa đợi chị làm vừa hỏi chuyện. thấy vị khách hỏi nhiều, chị nhìn với ánh mắt ngần ngại. Sau khi tôi giới thiệu và nói lý do, chị có vẻ cởi mở hơn.

Chị Lê Minh Tuyền: 'Năm nay nhiều chuyện buồn quá, vả lại tiền đâu mà về quê ăn Tết'. Ảnh: Phúc Lập.

Chị Lê Minh Tuyền: "Năm nay nhiều chuyện buồn quá, vả lại tiền đâu mà về quê ăn Tết". Ảnh: Phúc Lập.

Giọng trầm buồn, chị nói: “Mọi năm, thời điểm này tôi đã đặt xong vé tàu hoặc vé xe khách, đến 26 - 27 Tết là 2 vợ chồng tôi cùng con gái về quê Hà Tĩnh ăn Tết với ông bà rồi. Năm nay chỉ còn 2 mẹ con, ba con bé mới mất vì Covid. Còn tôi thì vừa mất việc, nhiều chuyện buồn cùng lúc nên không về đâu".

Chị Tuyền kể, hồi đầu năm 2021 chị còn là công nhân có thâm niên 15 năm ở Khu công nghiệp Tân Bình, nhưng tháng 6 vừa rồi, dịch bùng phát, công ty thu hẹp sản xuất, chỉ một bộ phận nhỏ làm “3 tại chỗ”, do nhà chỉ có 2 mẹ con, chị Tuyền không thể tham gia. Chị nói: “Sau khi công ty hoạt động trở lại, họ gọi lên, nhưng không phải đi làm lại mà cho nghỉ luôn. Họ nói tình hình khó khăn, công ty phải thu hẹp sản xuất. Tôi nghĩ, chắc họ lấy cớ vậy để cho những công nhân thâm niên, lớn tuổi như mình nghỉ thôi. Sau khi tình hình dịch ổn định, tôi đi mấy chỗ xin việc, chỗ nào cũng lắc đầu. Chắc do mình lớn tuổi, lại gầy gò, nghĩ mình không đủ sức khoẻ chăng”.

“Vậy từ đâu mà chị biết làm món bún xào này?”, tôi hỏi. “Tình cờ thôi anh. Bữa đó tôi ăn chay, cũng muốn tiết kiệm nên định ra ngoài tìm món gì rẻ rẻ mua về 2 mẹ con ăn. Đi lòng vòng 1 hồi mới thấy bà cụ lớn tuổi, gánh bún đi trên đường. Tôi tấp vào mua, rồi hỏi thăm mới biết bà cụ 71 tuổi, đồng hương với mình. Bún bà làm rất ngon, mà chỉ có 20 ngàn 1 hộp. Tôi ăn xong mới ngỏ ý nhờ bà chỉ cách làm. Bà cụ vui vẻ gật đầu ngay. Làm món này đơn giản lắm, tôi học 1 buổi là biết cách làm”, chị Tuyền kể. “Bán món này thu nhập thế nào?”. “Khá hơn làm công nhân, thoải mái thời gian. Nhưng phải đội nắng đội mưa vất vả lắm. Nắng thì đỡ chứ mưa là ế”, chị đáp.

Chị Lê Thị Thuý, cũng là công nhân mất việc như chị Tuyền, từ 2 tháng nay ra ké chỗ người quen bán trứng nướng, trứng vịt lộn. Thu nhập tạm ổn, nhưng ngồi giữa trời, nắng thì đỡ chứ mua là phải nghỉ. Ảnh: Phúc Lập.

Chị Lê Thị Thuý, cũng là công nhân mất việc như chị Tuyền, từ 2 tháng nay ra ké chỗ người quen bán trứng nướng, trứng vịt lộn. Thu nhập tạm ổn, nhưng ngồi giữa trời, nắng thì đỡ chứ mua là phải nghỉ. Ảnh: Phúc Lập.

“Sau khi tìm hiểu, thấy bà cụ sống 1 mình, có cô con gái theo chồng về tận Gia Lai, hoàn cảnh cũng không khá giả gì, nên tôi thuyết phục bà cụ về ở chung, bớt được chút tiền phòng, lúc trái gió trở trời có người giúp đỡ. Sau đó cụ đưa số điện thoại con gái cho tôi gọi nói chuyện, cô ấy nghe tôi nói chuyện thấy tin tưởng nên đồng ý. Mấy hôm trước, cô ấy về thăm, thấy cụ vui vẻ nên cũng hài lòng. Bà cụ chất phác, nên con gái tôi thích lắm, nhận làm bà ngoại luôn”, nói đến đây, khuôn mặt khắc khổ của người phụ nữ chợt sáng lên. Tôi ngỏ ý muốn về phòng trọ thăm bà cụ, chị cho biết phải bà cũng đi bán như chị, trưa trưa mới về”.

“Tết này chị có đưa cháu về quê không?”. “Khó khăn lắm, tiền đâu mà về? Lo ăn chưa đủ, còn phải lo cho con gái đang học đại học Sư phạm năm thứ 3. Nếu không có dịch, cháu đi dạy kèm rồi. Tôi mới gọi điện về cho ông bà, ông bà lo cho cháu nên cũng bảo sang năm xem tình hình thế nào hẵng về. Tôi để dành được mấy triệu, gửi cho ông bà 2 triệu làm quà Tết, còn lại để 2 mẹ con phòng thân. Nghe chị chủ nhà nói nếu ai không về chị sẽ biếu phần quà ăn Tết, cũng vui”.

“Năm nay khó khăn, nên còn hơn 2 tuần nữa mới Tết mà đã có mấy phòng nói ở lại không về quê ăn Tết rồi. Tôi đang lên danh sách, ai không về, tôi sẽ biếu một phần quà trị giá khoảng 500 ngàn, chiều 30 Tết sẽ tổ chức bữa tiệc Tất niên nho nhỏ”, bà Trần Thị Huyền, chủ khu nhà trọ công nhân trên đường HT06, P.Hiệp Thành, Q.12.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Mù Cang Chải thu hút khách du lịch suốt bốn mùa

YÊN BÁI Với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi non trùng điệp cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc, Mù Cang Chải là điểm đến hấp dẫn du khách 4 mùa trong năm.