| Hotline: 0983.970.780

Kiểm lâm bảo vệ rừng xuyên Tết

Thứ Sáu 09/02/2024 , 15:52 (GMT+7)

Trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Chi cục Kiểm lâm Vùng I tiếp tục phân công, bố trí cán bộ thực hiện trực xuyên Tết để bảo vệ những cánh rừng.

Lực lượng kiểm lâm Vùng 1 kiểm tra khu vực chặt phá rừng trái phép. Ảnh: Nguyễn Thành.

Lực lượng kiểm lâm Vùng 1 kiểm tra khu vực chặt phá rừng trái phép. Ảnh: Nguyễn Thành.

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Trần Văn Triển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Vùng I, cho biết, phạm vi hoạt động của đơn vị gồm 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc với tổng diện tích tự nhiên 10,3 triệu ha. Trong đó 18/19 tỉnh, thành phố có rừng, địa hình chủ yếu là miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí, giao thông, kinh tế còn nhiều khó khăn.

Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2022, toàn vùng có 5,3 triệu ha diện tích đất có rừng (rừng tự nhiên 3,7 triệu ha và rừng trồng 1,6 triệu ha) và trên 0,2 triệu ha đất trồng rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng.

Độ che phủ rừng toàn vùng bình quân năm 2022 đạt 51,57%. Đây là khu vực có tỷ lệ che phủ lớn nhất cả nước, có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế lâm nghiệp nói riêng.

Quản lý diện tích rừng lớn, thế nhưng, biên chế của Chi cục Kiểm lâm Vùng I chỉ có 28 người. Bên cạnh đó, khu vực phía Bắc là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, đời sống kinh tế xã hội còn nhiều còn khó khăn.

Chi cục Kiểm lâm Vùng I bố trí cán bộ thực hiện trực xuyên Tết. Ảnh: Nguyễn Thành. 

Chi cục Kiểm lâm Vùng I bố trí cán bộ thực hiện trực xuyên Tết. Ảnh: Nguyễn Thành. 

"Địa điểm rừng bị tác động thường có địa hình hiểm trở, xa khu dân cư, hạn chế giao thông đi lại. Do vậy, từ thời điểm cán bộ kiểm lâm phát hiện rừng bị xâm hại đến khi kiểm tra, xử lý có độ chậm trễ làm mất hiện trường, dẫn đến khó khăn cho công tác xác minh, xử lý vi phạm", ông Triển cho biết.

Tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên tuy ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát nhưng hình thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, như: ken cây, trồng cây dưới tán rừng, phát luỗng cây con, dây leo, bụi rậm trong rừng tự nhiên để trồng cây mục đích; đốt rừng để trồng rừng kinh tế vẫn còn diễn biến phức tạp…; đã tạo ra sức ép rất lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện còn. 

Mặc dù còn nhiều khó khăn song cán bộ Chi cục Kiểm lâm Vùng I đã phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Cụ thể, đơn vị đã kiểm tra, phát hiện và lập hồ sơ xử lý 3.000 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, giảm 95 vụ so với cùng kỳ năm 2022.

Cục trưởng Cục Kiểm lâm Bùi Chính Nghĩa làm việc với Chi cục Kiểm lâm vùng 1. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cục trưởng Cục Kiểm lâm Bùi Chính Nghĩa làm việc với Chi cục Kiểm lâm vùng 1. Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo ông Trần Văn Triển, dịp Tết Nguyên đán 2024, Chi cục Kiểm lâm Vùng I vẫn tiếp tục phân công, bố trí cán bộ thực hiện trực xuyên Tết để bảo vệ những cánh rừng. Trong năm 2024, Chi cục Kiểm lâm Vùng I tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý rừng, cập nhật diễn biến rừng, phát hiện sớm mất rừng, khai thác rừng trái pháp luật,... để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng, giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo xử lý nghiêm minh theo luật định.

Ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong năm 2023 của Chi cục Kiểm lâm Vùng I. Cục trưởng Bùi Chính Nghĩa mong muốn trong thời gian tới, các cán bộ kiểm lâm Vùng I tiếp tục làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, nắm chắc địa bàn cơ sở, nhất là địa bàn có nguy cơ cao về phá rừng, cháy rừng để kiểm tra, phối hợp ngăn chặn, xử lý hoặc tham mưu đề xuất xử lý kịp thời.

Tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng; xây dựng phương án, tăng cường thường trực, ứng trực hỗ trợ lực lượng, phương tiện, thiết bị cho các vùng trọng điểm về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Cùng với đó, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, đảm bảo đúng quy trình, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; việc chấp hành nghĩa vụ của các chủ đầu tư dự án; phát hiện, tham mưu, đề xuất xử lý nghiêm các chủ thể có vi phạm trong tham mưu, tổ chức thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương, chủ rừng trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện giao đất, giao rừng, cho thuê rừng.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.