| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Luân canh khoai môn trên đất lúa thu trên 200 triệu đồng/ha

Thứ Sáu 15/05/2020 , 15:33 (GMT+7)

Mô hình trồng luân canh khoai môn - lúa được triển khai tại huyện Kiên Lương đạt hiệu quả tốt, cho thu nhập cao gấp nhiều lần độc canh cây lúa.

Mô hình luân canh khoai môn trên đất lúa góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Ảnh: Vũ Ánh.

Mô hình luân canh khoai môn trên đất lúa góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Ảnh: Vũ Ánh.

Đầu năm 2019, Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương phối hợp với Sở KH-CN nghệ tỉnh Kiên Giang thực hiện mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật triển khai thử nghiệm mô hình trồng luân canh khoai môn - lúa”.

Mục tiêu là để bổ sung đối tượng trồng mới, giảm rủi ro do dịch bệnh trên cây lúa, giảm sự thoái hóa tài nguyên đất. Ngoài ra, khoai môn là cây trồng cạn nên hiệu số sử dụng nước ít hơn so với cây lúa, lại có đầu ra ổn định, sản lượng và giá cao nên cho thu nhập tốt hơn.

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra, đánh giá hiệu quả của mô hình luân canh khoai môn trên đất lúa. Ảnh: Vũ Ánh.

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra, đánh giá hiệu quả của mô hình luân canh khoai môn trên đất lúa. Ảnh: Vũ Ánh.

Mô hình đã chọn 2 hộ nông dân Trần Văn Tuấn (ấp Kiên Thanh) và Lê Trọng Tuấn (ấp Cống Tre) thuộc xã Kiên Bình để thực hiện, với tổng diện tích 2 ha. Ông Trần Văn Tuấn cho biết: “Trước khi xuống giống đã được cán bộ đến tập huấn kỹ thuật, mật độ trồng là 18.000 củ/1ha. Qua 6 tháng chăm sóc, khoai môn cho thu hoạch, với năng suất hơn 22 tấn/ha, giá bán 12.000 đồng/kg. Sau đó, làm đất, gieo sạ lại vụ lúa như bình thường”.

Theo hoạch toán kinh tế của nhóm thực hiện đề tài cho thấy, sau gần 1 năm thực hiện, sản lượng khoai nôn thu được của 2 hộ là 55 tấn/2ha và lúa là hơn 14 tấn. Giá bán khoai môn là 12 ngàn đồng/kg và lúa là hơn 5 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, tổng kinh phí đầu tư thực hiện đề tài là 320,5 triệu đồng (trong đó vốn hỗ trợ của Sở KH-CN tỉnh gần 100 triệu, còn lại là vốn đối ứng của hộ dân). Tổng doanh thu của mô hình gồm khoai môn và canh lúa là 734 triệu đồng/2 ha. Sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận thu được là 413 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Khoai mô thu hoạch cho năng suất rất cao, hơn 22 tấn/ha, giá bán tốt nên cho thu nhập cao gấp nhiều lần độc canh cây lúa. Ảnh: Vũ Ánh.

Khoai mô thu hoạch cho năng suất rất cao, hơn 22 tấn/ha, giá bán tốt nên cho thu nhập cao gấp nhiều lần độc canh cây lúa. Ảnh: Vũ Ánh.

Mới đây, Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương đã tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá về hiệu quả của mô hình này. Các đại biểu đều đánh giá mô hình trồng khoai môn luân canh với trồng lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, giảm ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đa dạng hóa đối tượng trồng trọt, góp phần phá thế độc canh cây lúa, ổn định sản xuất, cải thiện thu nhập cho nông dân địa phương.

Sau vụ khoai môn, nông dân đã trồng lại vụ lúa và cũng cho thu nhập tốt. Ảnh: Vũ Ánh.

Sau vụ khoai môn, nông dân đã trồng lại vụ lúa và cũng cho thu nhập tốt. Ảnh: Vũ Ánh.

Tham gia hội thảo, ông Mạc Đăng Phú (ấp Kiên Thanh) nhận thấy đề tài có hiệu quả cao, thay đổi cơ cấu cây trồng mới, có lợi nhuận và phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương. Vì vậy, ngành chuyên môn cần tiếp tục nhân rộng mô hình để các hộ chung quanh nắm được quy trình canh tác.

Bà Đoàn Ngọc Anh, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Kiên Lương đánh giá, mô hình trồng luân canh khoai môn - lúa đã triển khai đạt kết quả tốt. Các hộ dân tham gia thực hiện mô hình cũng đã nằm vững kỹ thuật, triển khai trồng luân canh rất đạt yêu cầu. Qua 10 tháng thực hiện, mô hình đã đạt được hiệu quả tốt, nhất là về hiệu quả kinh tế. Mô hình này phù hợp để thay đổi tập quán canh tác từ độc canh cây lúa sang luân canh trồng khoai môn, giúp tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích sản xuất.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.