| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang mở rộng chăn nuôi an toàn sinh học

Thứ Ba 19/09/2023 , 09:12 (GMT+7)

Đầu tư phát triển chăn nuôi an toàn sinh học sử dụng men vi sinh kết hợp với thức ăn thảo dược, giúp đàn vật nuôi khỏe mạnh, không bị dịch bệnh gây hại.

Tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, với đối tượng nuôi đa dạng như heo, gà, vịt Grimaud, vịt xiêm pháp... giúp hộ chăn nuôi phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, với đối tượng nuôi đa dạng như heo, gà, vịt Grimaud, vịt xiêm pháp... giúp hộ chăn nuôi phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Năm 2023, ngành nông nghiệp Kiên Giang triển khai nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, với đối tượng nuôi đa dạng như: heo, gà, vịt, ngan pháp... giúp dân phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Bà Lê Thị Hồng Cẩm, Cán bộ Phòng Khuyến nông - Trồng trọt và Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, để chuyển giao mô hình chăn nuôi, nông dân tham gia phải có diện tích đạt yêu cầu kỹ thuật để xây dựng chuồng trại. Có tinh thần ham ham học hỏi, nhiệt tình, tiên phong áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Các đối tượng vật nuôi được chọn phù hợp với điều kiện địa phương và tập quán chăn nuôi nông dân, có thị trường tiêu thụ ổn định. Cụ thể là chăn nuôi heo thịt và heo sinh sản, gà nòi ô tía, gà tre, gà ri, vịt Grimaud, vịt xiêm Pháp… Hình thức chăn nuôi phải đảm bào an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đảm bảo đàn vật nuôi phát triển tốt, đạt hiệu quả cao.

Trong đó, mô hình nuôi gà nòi ô tía thương phẩm sử dụng men vi sinh hoạt tính kết hợp thức ăn thảo dược theo hướng an toàn sinh. Mô hình nuôi gà tre thương phẩm, già ri sinh sản hướng thịt, kết hợp thức ăn thảo dược, đảm bảo an toàn sinh học. Mô hình nuôi vịt xiêm pháp thương phẩm theo hướng an toàn sinh học, nuôi vịt vịt Grimaud thương phẩm và nuôi sinh sản hướng thịt.

Các mô hình này khi triển khai đã được nông dân nhiệt tình hưởng ứng, có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật đã được tập huấn. Đồng thời, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm cho những nông dân khác trong và ngoài địa phương.

Chăn nuôi an toàn sinh học, đàn vật nuôi được tiêm phòng vacxin đầy đủ, phát triển khỏe mạnh, không bị dịch bệnh gây hại. Ảnh: Trung Chánh.

Chăn nuôi an toàn sinh học, đàn vật nuôi được tiêm phòng vacxin đầy đủ, phát triển khỏe mạnh, không bị dịch bệnh gây hại. Ảnh: Trung Chánh.

Huyện Tân Hiệp là một trong những địa phương phát triển chăn nuôi mạnh tại tỉnh Kiên Giang. Hiện toàn huyện có tổng đàn gia súc trên 45.000 con, chủ yếu là heo thịt, đàn trâu bò hơn 500 con, gia cầm trên 435.000 con, phần lớn là vịt nuôi đàn và ga nuôi nông hộ. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và dịch bệnh trên dàn vật nuôi của huyện từ đấu năm đến nay ổn định.

Tuy nhiên, theo nhận định của Phòng NN-PTNT huyện Tân Hiệp, trong thời gian tới theo dự báo thời tiết sẽ diễn biến bất lợi, làm suy giảm sức đề kháng của vật nuôi và là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, nguy cơ phát sinh lây lan dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ở mức cao.

Ông Bùi Quốc Duy, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hiệp cho biết, thời gian qua huyện đã triển khai kế hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

Triển khai chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Chủ động phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi và cúm gia cầm, hành động ứng phó với vi rút cúm gia cầm H5N1 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm trên gia cầm có khả năng lây sang người.

Theo đó, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện tổ chức triển khai mạng lưới thú y cơ sở, kiểm tra, thống kê đàn gia súc, gia cầm, thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng vacxin miễn phí: Tai xanh, lở mồm long móng, hướng dẫn nông dân vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, tăng cường công tác kiểm soát giết mổ và kiểm dịch vận chuyển.

Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm xuất, nhập tỉnh (trên địa bàn giáp ranh), kiểm soát giết mổ, thường xuyên tiến hành vệ sinh tiêu độc khu vực các lò giết mổ. Ngoài ra, còn cấp phát hàng trăm lít thuốc sát trùng Bencocid cho các hộ chăn nuôi để tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, bảo vệ đàn vật nuôi khỏi dịch bệnh.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.