| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi an toàn sinh học là cách tốt nhất phòng chống dịch bệnh

Thứ Sáu 07/10/2022 , 08:05 (GMT+7)

HÀ NAM Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo ông Đinh Huy Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Nam: Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh hiện nay tuy không xuất hiện các ổ dịch mới nhưng nguy cơ tái dịch rất cao, nhất là tại các vùng từng có dịch. Nguồn virus dịch tả lợn châu Phi hiện vẫn còn lưu hành trong môi trường, nguy cơ dịch có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi. Do vậy, tỉnh Hà Nam đã yêu cầu các địa phương triển khai chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là công tác giám sát dịch tại cơ sở. Qua đó, sớm phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng.

Công tác tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi là một trong nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi hiệu quả.

Tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

“Về phía người dân, để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, cần chú trọng việc vệ sinh chuồng trại, tích cực tiêu độc sát trùng, đảm bảo quy trình nuôi an toàn sinh học, đó là những giải pháp hữu hiệu để phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời, khi có lợn ốm, chết bất thường phải kịp thời báo cho cán bộ thú y, chính quyền địa phương xử lý, không vứt xác lợn chết ra môi trường gây ô nhiễm và làm lây lan dịch bệnh”, ông Bách đề nghị.

Ông Đỗ Thế Trọng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bình Lục (Hà Nam) cho biết, huyện đã thực đồng bộ nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Khuyến cáo người chăn nuôi cần chú trọng việc vệ sinh chuồng trại, tích cực tiêu độc sát trùng, đảm bảo quy trình nuôi an toàn sinh học...

Đối với các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ lẻ, cần thiết phải hạn chế người ngoài ra vào khu vực chăn nuôi. Khi xuất bán lợn, các cơ sở tuyệt đối không cho thương lái và phương tiện chuyên chở lợn đi vào khu vực chăn nuôi của mình. Bởi, thương lái rong mua lợn đi hết chuồng này đến chuồng khác, phương tiện chuyên chở của thương lái cũng vậy, nguy cơ cao đã dính mầm bệnh. Nếu để thương lái và phương tiện đi vào khu chăn nuôi khi xuất bán lợn, đàn lợn còn lại trong chuồng dễ bị lây lan dịch bệnh từ thương lái.

Cùng với đó, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm ngay từ hộ chăn nuôi trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi là hết sức quan trọng. Ông Phạm Hồng Minh, chủ trại chăn nuôi ở thôn Đồng Tâm, xã Đồng Du (huyện Bình Lục) cho biết, lợn là vật nuôi có thời gian xoay vòng lâu, giá trị đàn lợn lớn lên đến cả tỷ đồng, vì vậy công tác đảm bảo an toàn sinh học trong trang trại luôn được đặt lên hang đầu để hạn chế rủi ro trong chăn nuôi xuống mức thấp nhất.

Empty

Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch bệnh, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi. 

Trang trại yêu cầu công nhân không được đi ra ngoài khi không có việc thực sự cần thiết, mà sinh hoạt trực tiếp ở trong trang trại. Công nhân khi ra ngoài quay về phải tắm rửa, sát khuẩn, khử trùng và phải ở phòng cách ly theo đúng thời gian quy định để tránh việc truyền nhiễm dịch bệnh từ nơi khác về. Công nhân ra vào khu chăn nuôi phải mặc đồ bảo hộ và phải được sát khuẩn.

Song song với đó, để làm tốt công tác phòng dịch, ngay cả những người quản lý ở các trang trại chăn nuôi lợn cũng hạn chế tối đa vào chuồng nuôi, chủ yếu giám sát qua hệ thống camera. Việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi, vận chuyển con giống vào trại và lợn thành phẩm ra ngoài được bố trí tại một nơi trung chuyển, xe của các nhà cung cấp hoặc đối tác dừng tại đây, chứ không được phép vào trại.

Ngoài ra, trại sẽ tiến hành phun tiêu độc khử trùng quanh khu vực trại 2 lần/tuần và rắc vôi bột trên khắp con đường dẫn vào trại và khu vực sát trại.

“Nhờ đảm bảo công tác an toàn sinh học trong chăn nuôi và chủ động phòng chống dịch bệnh mà trại của chúng tôi từ đầu năm đến nay chưa xuất hiện dịch. Nhờ đó, phần nào giúp chúng tôi vượt qua cơn bão giá. Chứ giá thức ăn chăn nuôi đang cao thế mà bị một ổ dịch thôi là chúng tôi thua lỗ nghiêm trọng”, ông Minh chia sẻ.

Xem thêm
Phương châm '3 đủ' trong phòng chống đói, rét cho gia súc

Thái Nguyên Tại huyện Phú Lương, công tác phòng chống đói, rét được thực hiện với phương trâm '3 đủ' là đủ ấm, đủ no, đủ vacxin và thú y phòng dịch.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.