| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm trồng mía

Thứ Năm 14/07/2011 , 10:44 (GMT+7)

NNVN giới thiệu những kinh nghiệm hay đó để bà con trồng mía ở các địa phương tham khảo, vận dụng.

Thực tế sản xuất mía nguyên liệu của nhiều địa phương trong thời gian qua đã “nẩy” ra nhiều biện pháp thâm canh mới ngoài qui trình kỹ thuật đã được ban hành của ngành mía đường và các đơn vị kinh doanh mía đường.

Những cải tiến kỹ thuật này do nông dân sáng tạo đã đưa lại nhiều cái lợi: cây mía sinh trưởng, phát triển tốt hơn; khả năng chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh tốt hơn dẫn đến cho năng suất thu hoạch cao hơn, chữ đường trong cây mía cao hơn nên đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng.

NNVN giới thiệu những kinh nghiệm hay đó để bà con trồng mía ở các địa phương tham khảo, vận dụng.

Cày sâu, bón vôi:

Điểm mới của qui trình thâm canh mía cải tiến của Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) là bổ sung thêm khâu cày sâu và bón vôi được khuyến cáo áp dụng cho kết quả rất tốt trong các niên vụ 2009-2010 và 2010-2011 trên diện tích hàng ngàn héc ta ở các vùng trồng mía chủ lực của công ty hầu khắp các huyện trong tỉnh, đặc biệt là vùng Thọ Xuân.

 Kết quả theo dõi các mô hình thử nghiệm vừa qua cho thấy: áp dụng qui trình thâm canh cải tiến này sẽ cho năng suất mía cây tăng thêm từ 30-40%. Chỉ tính riêng niên vụ mía đường 2010-2011 nhờ áp dụng kỹ thuật cày sâu, bón vôi mà sản lượng mía của Công ty TNHH Lam Sơn-Sao Vàng đạt 59.000 tấn, trong đó mía nguyên liệu đạt 56.600 tấn, tăng 3.000 tấn so với vụ trước.

Theo ông Đặng Thế Giang, PTGĐ Công ty CP Mía đường Lam Sơn, muốn áp dụng được phương pháp này cần sử dụng máy cày có công suất lớn (110-160 mã lực) để cày đất không lật xuống độ sâu 45cm kết hợp bón thêm từ 1-2 tấn/ha vôi bột sau khi thu hoạch mía hàng năm và cần được duy trì liên tục trong thời gian 5-6 năm để tăng độ pH, góp phần cải tạo lý, hóa tính, tăng độ bền vững cho đất, giúp cho cây mía sinh trưởng, phát triển tốt hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất (giảm nhiều công làm cỏ, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tiết kiệm lượng phân bón, lượng nước tưới…).

Bóc lá mía:

Theo tính toán của nhiều hộ trồng mía giỏi ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), nếu mỗi vụ bà con tiến hành bóc được 2 lần lá mía không những tiết kiệm được một số công làm cỏ (khoảng 1 triệu đồng/ha/vụ), công phun và thuốc phòng trừ sâu bệnh hại (khoảng 500.000 đồng/ha/vụ) mà làm cho cây mía sinh trưởng, phát triển tốt hơn, năng suất mía tăng cao hơn, chữ đường cao hơn so với các ruộng không bóc lá.

Ngoài ra cứ 1ha mía bóc lá 2 lần/vụ sẽ thu được khoảng 10 tấn lá có thể sử dụng làm nguyên liệu ủ chua lên men làm thức ăn dự trữ cho chăn nuôi gia súc rất tốt, nhất là trong các tháng mùa đông thiếu thức ăn xanh (tiết kiệm được 1,5 triệu đồng/ha/vụ) hoặc cày vùi, ép xanh làm phân hữu cơ bón lại cho đất (tiết kiệm được 2 triệu đồng/ha/vụ tiền mua phân bón).

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Chủ quan khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại

Nhiều người nuôi chó, mèo tại Long An vẫn còn rất chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại khi cho rằng chó, mèo nhà nuôi không bị bệnh dại.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.