| Hotline: 0983.970.780

Kon Tum ký sự: [Bài I] Truyền thuyết Chư Mom Ray và một lời nguyền

Thứ Ba 18/08/2020 , 09:10 (GMT+7)

Đã vài lần đến Kon Tum, nhưng lần nào cũng như lần đầu. Bởi mỗi lần đến, tôi lại biết thêm những chuyện lạ, ẩn trong mỗi góc rừng, mỗi con người nơi đây.

Câu chuyện về đỉnh Chư Mom Ray và một lời nguyền không biết có từ bao giờ, thực hư thế nào, nhưng đó là một phần trong đời sống tinh thần của người Rơ Măm.

Một góc làng Le của đồng bào Rơ Măm, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum. Ảnh: Phúc Lập.

Một góc làng Le của đồng bào Rơ Măm, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum. Ảnh: Phúc Lập.

Câu chuyện đẫm nước mắt

Cao gần 1.800m, cách thành phố Kon Tum khoảng 30km, Chư Mom Ray là đỉnh núi cao nhất của Vườn quốc Chư Mom Ray, nằm trên địa bàn 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Nơi đây cách cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, nơi nổi tiếng với ngã ba Đông Dương, điểm tiếp giáp 3 nước Việt - Lào - Campuchia, được người ta ví, một con gà gáy 3 nước cùng nghe, cũng chừng ba chục cây số.

Vỏn vẹn chưa đầy 500 nhân khẩu, người Rơ Măm ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy là một trong những tộc người lâu đời nhất ở Chư Mom Ray. Vì thế, họ cũng “sở hữu” nhiều truyền thuyết lâu đời.

Già làng làng Le, ông A Blong, năm nay gần 70 tuổi, ngày trước từng được coi là người học cao nhất ở làng Le, có kiến thức sâu rộng, giải thích với tôi về cái tên núi Chư Mom Ray: Theo tiếng J’rai, Chư là núi, Mom Ray là thổ cẩm. Và ông bắt đầu kể cho tôi nghe về nguồn gốc núi Thổ cẩm.

Chuyện kể rằng, xưa có hai chị em gái, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa nhau rất thuận hòa. Nhưng một hôm, người chị lên rừng tìm nấm, em ở nhà dệt vải.

Trước khi đi, chị dặn em trông chừng mẻ sợi vải đang phơi. Lúc người chị về thì số sợi vải đã biến mất. Người em do mải làm không để ý, nên cũng không biết số sợi vải vì sao biến mất. Nghi ngờ em gái mình gian dối, người chị tức giận mắng em.

Cô em ra sức thanh minh mãi không được, nên uất ức bỏ nhà đi giữa đêm tối. Cô cứ đi, đi mãi, không ăn uống, đến khi kiệt sức, cô gục chết trong rừng, trên một ngọn đồi cao.

Mấy ngày sau, dân làng săn được một con bò rừng rất to, liền mở hội tế lễ thần linh. Khi bụng con bò mổ ra, ai nấy đều rất ngạc nhiên vì thấy bên trong đầy những sợi vải. Người chị biết mình trách oan em gái, nước mắt lưng tròng, cô lao đi tìm em.

Cô đi suốt ngày suốt đêm, không ăn không ngủ, qua bao nhiêu dòng suối, bao nhiêu ngọn đồi, vừa đi, chị vừa hú gọi em đến khản giọng. Hàng trăm loài chim, thú rừng cũng xao xác vì tiếng người chị gọi em vọng khắp. Nhưng chẳng thấy hình bóng em đâu. Rồi chị cũng đuối sức, gục đầu xuống một tảng đá trên một ngọn đồi.

Đỉnh Chư Mom Ray huyền bí quanh năm mây phủ. Ảnh: Phạm Hưởng.

Đỉnh Chư Mom Ray huyền bí quanh năm mây phủ. Ảnh: Phạm Hưởng.

Trong lúc nửa mê nửa tỉnh, chị bất ngờ nghe tiếng em gái vọng ra từ tảng đá: “Chị ơi, em không lấy sợi vải của chị”.

Chị nghe vậy thì khóc nức nở, nói: “Chị biết rồi, em tha lỗi cho chị. Về nhà với chị đi em”. Nói đến đây, người chị cũng tắt thở. Thân xác chị biến thành tảng đá thứ 2, chồng lên tảng đá trước. Các loài chim muông, thú rừng trước đó đã nghe tiếng réo gọi em thảm thiết của người chị, nên đã kéo đến.

Biết chị em họ đã trùng phùng bên nhau, chúng cũng cất những tiếng kêu, tiếng hót da diết để tiễn biệt. Sau đó, hàng ngày, chúng tha từng viên sỏi, cục đất nhỏ về đắp thành một ngôi mộ.

Năm tháng qua đi, ngôi mộ ấy cao dần, cao nhất vùng… Người đời sau đặt tên cho ngọn núi là Chư Mom Ray - núi Thổ cẩm, để nhớ nghề dệt thổ cẩm truyền thống và nhắc nhở con cháu sống tốt hơn, cân nhắc trước mọi việc làm.

Già làng làng Le, ông A Blong, một 'cây sử sống' của làng Le. Ảnh: Phúc Lập.

Già làng làng Le, ông A Blong, một "cây sử sống" của làng Le. Ảnh: Phúc Lập.

Câu chuyện bi thương, nhuốm màu hư ảo, nhưng có thể khiến bất cứ ai nghe cũng lay động cõi lòng.

“Các anh thấy không, không có đường lên đỉnh Chư Mom Ray, vì rất ít người lên, không phải nó cao, mà vì câu chuyện tôi vừa kể. Không biết các anh thì sao, nhưng người dân địa phương chúng tôi rất tin vào câu chuyện đó. Cho nên, không ai dám lên núi với ý xấu. Nếu đụng chạm đến nơi yên nghỉ của chị em họ, sẽ bị trừng phạt rất nặng”, già làng A Blong nói.

Vượt qua lời nguyền

Đến làng Le, tôi tình cờ nghe câu chuyện người Rơ Măm từ ngàn xưa đến nay không nuôi bò, không cúng bò và không ăn thịt bò.

Nguyên nhân cũng bắt đầu từ câu chuyện buồn của một cặp chị em sinh đôi. Ông A Gung, một trong những người cao niên trong làng Le đã kể lại cho tôi nghe truyền thuyết về một lời nguyền.

Chuyện kể rằng, từ thuở người Rơ Măm ở vùng đất này còn chung sống với hàng trăm loại thú rừng, còn gặp gỡ các vị thần linh để trò chuyện. Khi ấy, trong làng có một người phụ nữ đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa bắt được chồng. Ngày nọ, trong lúc vào rừng hái củi, bất ngờ có một quả sung chín từ trên cây rơi xuống, bà nhặt lên ăn.

Về nhà, bà thấy trong người khang khác, bụng lớn dần. Một năm sau, bà hạ sinh hai người con gái, cùng có khuôn mặt đẹp tựa trăng rằm. Bà đặt tên là Y Sung và Y Rơi. Cũng từ đó, bà làm ăn ngày càng phát đạt, đàn gia súc trâu, bò, dê của bà không đếm xuể.

Kể từ năm 2007, người Rơ Măm đã 'vượt qua lời nguyền', nuôi bò thành công. Ảnh: Phạm Hưởng.

Kể từ năm 2007, người Rơ Măm đã "vượt qua lời nguyền", nuôi bò thành công. Ảnh: Phạm Hưởng.

Khi 2 cô con gái vừa lớn thì cũng là lúc bà qua đời. Trước khi chết, bà chia tài sản cho cô chị Y Sung là đàn bò, còn người em Y Rơi sở hữu toàn bộ đàn đàn trâu, dê.

Hai chị em Y Sung, Y Rơi giống mẹ, thông minh, tài giỏi, lại chịu khó làm ăn, chăn nuôi, chẳng mấy chốc trở nên giàu nhất làng, và được tôn là chủ làng, cùng dân làng trồng trọt, chăn nuôi. Cuộc sống của người dân trong làng yên vui, đến mức thần linh, muôn thú còn ghen tỵ.

Một hôm, Y Rơi lên rẫy, bất ngờ thấy những nương lúa của mình đã bị bò ăn sạch. Nghĩ rằng đàn bò của chị Y Sung ăn lúa của mình nên về trách chị, người chị không nhận bò mình ăn lúa của em, hai chị em lời qua tiếng lại.

Trong lúc 2 chị em cãi nhau, một con vẹt đậu trên ngọn cây cao nghe thấy, liền cất tiếng người, nói “bò ăn, bò ăn” nhưng Y Sung vẫn không tin. Y Rơi lòng buồn bã, nước mắt lưng tròng, bỏ vào rừng, mãi mãi không trở về. Trước khi đi, Y Rơi nguyền người chị: “Nếu từ nay chị còn nuôi bò thì bò sẽ chết, nếu không thì người sẽ chết”.

Mặc dù ban đầu thất bại, nhưng nhờ quyết tâm, ông A Gung, người làng Le, một trong những hộ tiên phong nuôi bò và thành công. Ảnh: Phạm Hưởng.

Mặc dù ban đầu thất bại, nhưng nhờ quyết tâm, ông A Gung, người làng Le, một trong những hộ tiên phong nuôi bò và thành công. Ảnh: Phạm Hưởng.

Người chị nghe vậy, quá giận em, liền cho người mổ bụng những con bò. Lúc này mới thấy, bụng con nào cũng đầy lúa. Biết mình sai, người chị ân hận khôn nguôi, vội huy động dân làng đi tìm em, nhưng tìm mãi không thấy.

Sau bao ngày tìm em không được, người chị cũng kiệt sức. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, chị cũng lặp lại lời nguyền của người em, rằng từ nay dân làng không được nuôi bò.

Sau đó không lâu, đàn bò trong làng chết hàng loạt do bệnh dịch. Khi có người trong làng chết không rõ nguyên nhân, người làng cũng đồn là do lời nguyền. Không lâu sau đó, người ta không còn thấy bóng dáng con bò nào ở làng Le nữa.

“Mặc dù là một trong số ít những tộc người ít người nhất Việt Nam, nhưng người Rơ Măm cũng có truyền thống văn hóa lâu đời và phong phú. Những câu chuyện truyền thuyết có thể chỉ là hư cấu, nhưng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giáo dục, răn đe, bảo vệ rừng, như câu chuyện về truyền thuyết Chư Mom Rray”

ông A Hrách Láo - Chủ tịch UBND xã Mo Rai

Bắt đầu từ năm 2007, nhà nước đã khuyến khích thay đổi dần suy nghĩ của người dân làng Le, bằng cách hỗ trợ bò nuôi cho bà con, mỗi hộ 2 con. Nhưng nuôi một thời gian thì 100 con bò được hỗ trợ đầu tiên chết dần chết mòn, rồi bị mất, nên người dân làng Le lại càng tin lời nguyền xưa là có thật. Họ chán nản, không muốn nuôi.

Ông A Gung là một trong những hộ đầu tiên được vận động nuôi bò. Ông được chính quyền hỗ trợ cấp 2 con bò để nuôi, nhưng không bao lâu thì chúng lăn ra chết khiến chính ông cũng lo sợ.

Sau đó, chính quyền địa phương xuống vận động, bộ đội xuống tận nơi làm chuồng, hướng dẫn cách chăn nuôi nên vợ chồng ông A Gung tiếp tục mua cặp bò khác về nuôi và phát triển tốt. Dần dần, nhiều nhà nuôi theo.

“Bây giờ khác rồi. Người Rơ Măm ở làng Le hiện có hơn 150 hộ với khoảng 460 nhân khẩu, thì trên 90% số nhà nuôi bò. Đàn bò của làng Le bây giờ mấy trăm con rồi”, ông A Blong nói.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.