| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng chuyển đổi hơn 10 nghìn ha cây trồng kém hiệu quả

Thứ Sáu 18/03/2022 , 09:25 (GMT+7)

Năm 2022, Lâm Đồng sẽ chuyển đổi 10,4 nghìn ha đất sản xuất kém hiệu quả và giảm 4,2 nghìn ha diện tích canh tác có giá trị dưới 50 triệu đồng/ha/năm.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, tỉnh này đã thực hiện chuyển đổi trên 10 nghìn ha cây trồng các loại, góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt được mức tăng trưởng nhanh về năng suất, sản lượng, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Tuy nhiên, hiện nay toàn tỉnh vẫn còn 49,4 nghìn ha canh tác cây trồng kém hiệu quả và cần phải thực hiện chuyển đổi để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Để nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị cà phê, tỉnh Lâm Đồng thực hiện trồng tái canh, ghép cải tạo trên 6,3 nghìn ha ở các huyện, thành phố trong thời gian tới. Ảnh: Minh Hậu.

Để nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị cà phê, tỉnh Lâm Đồng thực hiện trồng tái canh, ghép cải tạo trên 6,3 nghìn ha ở các huyện, thành phố trong thời gian tới. Ảnh: Minh Hậu.

Theo đó, trong năm 2022, ngành nông nghiệp Lâm Đồng sẽ chuyển đổi 10,4 nghìn ha đất sản xuất kém hiệu quả và giảm 4,2 nghìn ha diện tích canh tác có giá trị dưới 50 triệu đồng/ha/năm bằng các giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, năng suất tốt, chất lượng cao và thích ứng biến đổi khí hậu.

Ông Hà Ngọc Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng cho biết, địa phương thực hiện công tác chuyển đổi trên từng đối tượng cây trồng. Đối với cà phê, tỉnh thực hiện trồng tái canh, ghép cải tạo trên 6,3 nghìn ha ở các huyện như Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông, Lạc Dương và 2 thành phố là Bảo Lộc, Đà Lạt. Địa phương cũng thực hiện chuyển đổi trên 1 nghìn ha trên đất trồng điều và 1,9 nghìn ha trên đất lúa…

Để việc chuyển đổi đạt hiệu quả cao, ngành nông nghiệp tỉnh này tập trung rà soát và đánh giá diện tích canh tác cây trồng kém hiệu quả, có giá trị sản xuất dưới 50 triệu đồng/ha/năm; phân loại cây trồng và hộ sản xuất, tập quán canh tác để xây dựng phương án chuyển đổi canh tác gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2025.

Ngành nông nghiệp Lâm Đồng hướng đến tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành HTX, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi và chú trọng khâu xử lý sau thu hoạch. Ảnh: Minh Hậu.

Ngành nông nghiệp Lâm Đồng hướng đến tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành HTX, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi và chú trọng khâu xử lý sau thu hoạch. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh Lâm Đồng cũng tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả chất lượng cao thông qua trồng xen tại các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều và trồng thử nghiệm một số giống ăn quả mới để cải tạo vườn tạp, nhân rộng trong sản xuất. Đồng thời, áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp theo hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Đặc biệt, tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành HTX, tổ hợp tác liên kết theo chuỗi và chú trọng khâu xử lý sau thu hoạch để tạo lượng sản phẩm đồng nhất về chất lượng, tiếp tục triển khai việc cấp mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu.

Cũng theo ông Hà Ngọc Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng, đối với việc chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa, địa phương thực hiện chuyển đổi gắn với hình thành các vùng sản xuất tập trung, liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và tính bền vững.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng xây dựng kế hoạch sản xuất trái vụ đối với cây ăn quả như sầu riêng, bơ, mắc ca... và đa dạng hóa về chủng loại giống đối với các cây ngắn ngày như rau, hoa để tiến đến đổi mới mẫu mã, màu sắc, chất lượng nông sản theo nhu cầu thị trường. Địa phương cũng triển khai hiệu quả Đề án Nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025.

Hiện nay, Lâm Đồng là địa phương có giá trị sản xuất nông nghiệp rất cao, nhiều diện tích từ hàng trăm đến hàng tỉ đồng/ha/năm. Ảnh: NNVN.

Hiện nay, Lâm Đồng là địa phương có giá trị sản xuất nông nghiệp rất cao, nhiều diện tích từ hàng trăm đến hàng tỉ đồng/ha/năm. Ảnh: NNVN.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng, công tác chuyển đổi giống cây trồng năm 2021 đã góp phần tăng trưởng về diện tích cũng như sản lượng so với năm 2020. Trong đó, tổng sản lượng cà phê đạt 527 nghìn tấn, tăng 2,2% so với 2020; cây dâu tằm đạt 9,5 nghìn ha, sản lượng đạt 239 nghìn tấn, tăng 3,4% về diện tích và 29,8% sản lượng; cây ăn quả 29 nghìn ha, sản lượng 235 nghìn tấn, tăng 20% diện tích và 30,2% sản lượng; cây mắc ca đạt gần 7 nghìn ha, sản lượng gần 4 nghìn tấn, tăng 42% về diện tích và tăng 14,7% sản lượng...

Việc chuyển đổi giống cây trồng trong năm 2021 đã góp phần giảm 4,3 nghìn ha diện tích có giá trị sản xuất dưới 50 triệu đồng/ha so với 2020. Nâng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác của toàn tỉnh năm 2021 đạt 201 triệu đồng/ha, tức tăng 5% so với năm 2020.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.