| Hotline: 0983.970.780

Làm sao lựa lời trong cuộc sống hàng ngày?

Thứ Bảy 30/12/2017 , 10:30 (GMT+7)

Ca dao có câu “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lựa lời là cả một nghệ thuật sống. Đôi khi chỉ vì một lời nói mà đổ vỡ một mối quan hệ hoặc tạo thành oán thù lẫn nhau.

Không nói nhiều: Bệnh đi vào từ miệng, họa từ miệng mà ra. Đừng nói quá nhiều, nói nhiều ắt sẽ lỡ lời. Người ta thường có câu: “ Nói dai, nói dài, thành nói dại.”

17-09-29_tr49
Ảnh minh họa

Không ăn nói lung tung; Những người có văn hóa không ăn nói lung tung, nói chuyện phải biết cân nhắc nặng nhẹ. Thường xuyên ăn nói lung tung sẽ hay phải hối tiếc vì những gì mình đã “buột miệng” nói ra..

Không nói một cách hời hợt: Đừng nói năng hời hợt, những người không biết coi trọng lời nói của mình sẽ dễ bị người khác oán trách. Đừng dễ dàng hứa hẹn với người khác. Dễ dàng hứa hẹn nhưng không thực hiện sẽ đánh mất niềm tin của mọi người.

Không nói thẳng thừng: Người thông minh không ăn nói thẳng thừng mà không màng đến hậu quả, nếu không sẽ kéo theo nhiều điều phiền phức. Thay cách nói thẳng thừng, “dội nước lạnh vào đầu người khác” bằng cách nói nhẹ nhàng hòa ái; thay cách nói lạnh lùng bằng một chút nhiệt tình, quan tâm đến cái tôi của người khác, đặt sự tự tôn của họ lên hàng đầu.

Không nói lời quá cay nghiệt: Nói chuyện phải tinh tế, đừng nói quá nghiệt ngã. Người hiểu biết không cần nói quá cay nghiệt, chừa lời cho người khác, để khẩu đức cho mình. Trách mắng người ta cũng đừng quá cay nghiệt, dành 3 phần lời cho người khác, giữ lại phần độ lượng cho bản thân.

Không nói ra những bí mật: Đối với những việc quan trọng của bản thân cần giữ bí mật thì người trí thức sẽ tuyệt đối không tiết lộ, vì có những việc chỉ thành khi giữ bí mật, nói ra rồi sẽ thất bại.  Đối với những việc bí mật có liên quan đến người khác hoặc tổ chức, họ cũng không bao giờ tiết lộ, đây là vấn đề nhân phẩm và nếu tiết lộ sẽ rất dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Khi sự việc chưa chắc chắn thì cũng không được nói những lời quả quyết nhằm tránh gây ảnh hưởng không tốt, khiến người ta cảm thấy mình nói năng bất cẩn mà không suy xét kỹ lưỡng.

Không nói những lời xấu xa: Người có giáo dục không nói những lời vô lễ, đặt điều hãm hại, xấu xa gây tổn thương cho người khác. Tổn thương về tâm lý do những “ác ngôn” gây nên nặng hơn nhiều so với tổn thương về thể xác.

Không khoe khoang: Người hay khoe khoang là người tự cao tự đại, thường tự cho mình là đúng, là giỏi. Có câu rằng” “Người tự kể lể thì không có công, kẻ tự khoe khoang thì không lâu dài”.

Không nói lời gièm pha: Người có học hành không nói lời gièm pha, không nói xấu sau lưng, chia rẽ hoặc cố ý phỉ báng, hạ thấp và xúc phạm người khác. Những ai hay nói những lời gièm pha, thường bị người đời gọi là “tiểu nhân” và thiếu giáo dưỡng.

Không nói lời tức giận: Khi tức giận thì đừng nói chuyện, bởi vì những lời nói ra lúc này thường không được cân nhắc kỹ càng, sẽ gây tổn thương cho người khác và chính mình, lời nói ra như cốc nước hắt đi. Hãy ghi nhớ rằng: Tuyệt đối không được đưa ra bất cứ quyết định nào khi đang tức giận. Một người mà không biết kiểm soát tâm trạng tốt thì có thể “giật sập cả một tòa thành”.

(Kiến thức gia đình số 51)

Xem thêm
Buông bỏ những nỗi đau để tìm lại hạnh phúc

Khi ta học cách buông bỏ những đau thương trong quá khứ, chúng ta mới thực sự có thể mở lòng đón nhận những điều tốt đẹp.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?