| Hotline: 0983.970.780

Làm sao tránh sự cố môi trường trong nuôi trồng thủy sản lồng bè

Thứ Sáu 07/10/2022 , 09:05 (GMT+7)

Những năm gần đây, khu vực nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè ở Phú Yên thường xuyên xảy ra sự cố môi trường khiến người nuôi bị thiệt hại.

Thường xuyên xảy ra sự cố môi trường trong nuôi trồng thủy sản

Ông Trần Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm bằng lồng bè ở phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu (Phú Yên), cho biết, những năm gân đây vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn chất lượng nguồn nước không đảm nên thường xuyên xảy ra sự cố môi trường, khiến tôm cá bị thiệt hại, người nuôi trở nên kiệt quệ.

Những năm gần đây khu vực nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu thường xuyên xảy ra sự cố môi trường làm tôm nuôi bị thiệt hại. Ảnh: KS.

Những năm gần đây khu vực nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu thường xuyên xảy ra sự cố môi trường làm tôm nuôi bị thiệt hại. Ảnh: KS.

Bài học sự cố môi trường khiến người nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu không thể quên xảy ra vào năm 2017 khiến hàng triệu con tôm hùm nuôi chết hàng loạt, thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Gần đây nhất vào ngày 10/8 vừa qua tại khu vực Đám Đàn, thuộc vùng nuôi khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên cũng đã xảy ra tình trạng tôm hùm, cá biển nuôi lồng chết đột ngột.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên ước tính 200 lồng nuôi 30.740 con tôm hùm và 1.220 con cá các loại chủ yếu cá mú và cá bớp bị thiệt hại. Tôm hùm, cá bị chết với các loại kích cỡ khác nhau, thậm chí đạt kích cỡ xuất bán. Thời điểm xảy ra tình trạng tôm, cá nuôi bị chết, môi trường nước vùng nuôi khu vực ven bờ chuyển sang màu nâu đỏ.

Cơ quan chức năng kiểm tra thực tế cho thấy, diễn biến tình hình tôm, cá chết xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, đột ngột. Trước thời điểm xảy ra hiện tượng tôm, cá chết thì môi trường nước vùng nuôi, tình trạng sức khỏe thủy sản nuôi không có vấn đề bất thường; cũng như thủy sản chết không có các dấu hiệu bệnh lý.

Năm 2017, sự cố môi trường khiến người nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu thiệt hại nặng nề. Ảnh: KS.

Năm 2017, sự cố môi trường khiến người nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu thiệt hại nặng nề. Ảnh: KS.

Trong khi đó, kết quả quan trắc đột xuất mẫu nước thu tại vùng nuôi trồng thuỷ sản có hiện tượng tôm hùm, cá biển chết đột ngột thuộc vùng nuôi khu phố Phước Lý – phường Xuân Yên vào ngày 11/8 của Chi cục Thủy sản tỉnh cho thấy: Chất lượng nước ở mức xấu, các chỉ số oxy hòa tan thấp; N-NH4+, COD, P-PO43- cao vượt giới hạn cho phép.

Vì vậy, từ những căn cứ trên, Sở NN-PTNT nhận định: Tôm, cá nuôi lồng bị chết là do sự cố môi trường (thiếu oxy, ngạt khí độc) tương tự như những trường hợp thủy sản nuôi lồng chết do môi trường đã xảy ra trong các năm trở lại đây trên địa bàn thị xã Sông Cầu.

Để hạn chế rui ro sự cố môi trường

Để hạn chế rủi ro, giảm thiệt hại do sự cố môi trường, dịch bệnh, thiên tai như nắng nóng, mưa lũ, bão…cho người nuôi thủy sản lồng bè trong thời gian tới, ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên đề nghị UBND thị xã Sông Cầu chỉ đạo phòng Kinh tế, UBND các xã, phường và đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động người dân nuôi đúng theo quy hoạch của địa phương, cũng như các quy định của nhà nước về nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh thủy sản.

Để hạn chế sự cố môi trường, dịch bệnh người nuôi cần tuân thủ nuôi theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, thu gom thức ăn thừa, rác sinh hoạt vào bờ xử lý. Ảnh: TTh.

Để hạn chế sự cố môi trường, dịch bệnh người nuôi cần tuân thủ nuôi theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, thu gom thức ăn thừa, rác sinh hoạt vào bờ xử lý. Ảnh: TTh.

Bên cạnh đó có biện pháp quản lý các vùng nuôi, không để tình trạng phát triển nuôi tràn lan, không theo quy hoạch, gây mất kiểm soát, quá sức tải môi trường nuôi. Vận động người nuôi vớt thủy sản chết, thức ăn thừa, rác thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản đem vào bờ xử lý để hạn chế việc ô nhiễm môi trường vùng nuôi.

Tổ chức thông tin bằng nhiều hình thức kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh do đơn vị chức năng cung cấp để người nuôi nắm bắt kịp thời, chủ động phòng ngừa, hạn chế rủi ro.  Kịp thời thông tin cho ngành chức năng khi có vấn đề về dịch bệnh, môi trường vùng nuôi để phối hợp triển khai phòng chống, giảm thiệt hại cho người nuôi.

Các địa phương khuyến cáo và tuyên truyền để người nuôi bán tôm, thủy sản nuôi khi đủ kích cỡ thương phẩm, không giữ hàng để chờ giá, giảm số lượng lồng bè và tôm nuôi thấp nhất khi thời tiết giao mùa và trước khi vào mùa mưa bão.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên đề nghị Chi cục Thủy sản hướng dẫn người nuôi thực hiện các quy định hiện hành của nhà nước về nuôi trồng thủy sản; các biện pháp kỹ thuật nuôi, ứng phó biến đổi môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Tích cực thu mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường, đặc biệt cần tăng tần suất thu mẫu vào những thời điểm thời tiết chuyển đổi đột ngột, nắng nóng kéo dài, tại những vùng có nguy cơ cao về xảy ra sự cố môi trường để khuyến cáo kịp thời cho người nuôi chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tích cực nắm bắt thông tin, kiểm tra tình hình thủy sản nuôi khi xảy ra hiện tượng chết, dịch bệnh; báo cáo cập nhật tình hình dịch bệnh theo đúng quy định, xác định nguyên nhân, phân tích, đánh giá và hướng dẫn xử lý kịp thời cho người nuôi chủ động áp dụng các giải pháp phòng chống, giảm thiệt hại.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.