| Hotline: 0983.970.780

Lấy nông nghiệp là 'trụ đỡ' phục hồi kinh tế sau Covid-19

Thứ Bảy 04/12/2021 , 11:00 (GMT+7)

An Giang xác định ngành nông nghiệp là “trụ đỡ” của tỉnh trong phục hồi và phát triển kinh tế trước, trong và sau dịch Covid-19.

Tìm cách thích ứng với khó khăn

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây nhiều khó khăn, tuy nhiên từ đầu năm 2021 đến nay, việc sản xuất nông nghiệp của An Giang vẫn được duy trì khá ổn định, bởi người dân và lãnh đạo địa phương ở An Giang đã biết cách “sống chung” với dịch bệnh, có kinh nghiệm phòng, chống dịch chứ không bị bất ngờ như đầu năm 2020.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên từ đầu năm 2021 đến nay, sản xuất nông nghiệp của An Giang vẫn được duy trì ổn định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên từ đầu năm 2021 đến nay, sản xuất nông nghiệp của An Giang vẫn được duy trì ổn định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cả đời gắn bó với nghề trồng lúa gần 30 năm, lão nông Lê Văn Thuận ở ấp Bình Châu, xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) được biết đến là người tiên phong ứng dụng kỹ thuật, mô hình sản xuất mới trong canh tác lúa. Mấy mươi năm trước, khi nông dân vẫn quen với cảnh con trâu đi cày, ông Thuận là người đầu tiên ở xã đưa máy móc xuống đồng.

Ông tự nhận mình là người có máu mạo hiểm khi sẵn sàng thử nghiệm những mô hình chưa ai làm trước đó như: Trồng lúa kết hợp nuôi vịt đẻ, nuôi cá đồng trong ruộng lúa... Ông cũng là lão nông đi đầu ở xã Bình Long tham gia mô hình cánh đồng lớn và trồng lúa hướng hữu cơ theo mô hình Công nghệ sinh thái với diện tích gần 8 ha.

Theo ông Thuận, cùng với dịch bệnh Covid-19, nông dân hiện đang chịu áp lực nhiều thứ, nhất là giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng cao, nhất là phân bón và thuốc BVTV. Để thích ứng trong điều kiện dịch bệnh khó khăn này, gia đình ông luôn năng động trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ máy móc vào sản xuất nhằm tiết giảm chi phí tối thiểu để cuối vụ có lợi nhuận cao. Hiện 8 ha lúa thu đông 2021 của gia đình ông Thuận đang chuẩn bị thu hoạch và đã có thương lái đến bỏ tiền cọc trước 5 triệu đồng/ha.

Nông dân An Giang đang thu hoạch lúa thu đông 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân An Giang đang thu hoạch lúa thu đông 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Ngai từ đầu vụ, tôi áp dụng trồng lúa theo Công nghệ sinh thái nên giảm chi phí từ giống, phân bón và thuốc BVTV khoảng 300 - 500 ngàn đồng/công mà mã lúa trên đồng luôn xanh đẹp, ít sâu bệnh, cây lúa nhiều hạt…, dự kiến cho năng suất từ 6 - 7,2 tấn/ha” ông Thuận chia sẻ.

Nói về hiệu quả của phương thức canh tác, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với mô hình máy bay không người lái phun thuốc BVTV chống dịch hại, ông Nguyễn Văn Gấu, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Hiệp, ở xã Phú Hữu, huyện An Phú (An Giang) cho biết: Vụ lúa thu đông năm 2021 này, HTX có 230 ha sản xuất lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn.

Năm nay là năm đầu tiên HTX tham gia mô hình ứng dụng công nghệ 4.0 được xem là một trong những bước đột phá trong sản xuất lúa vì giúp giảm lượng thuốc BVTV, giảm lượng nước, giảm công lao động phổ thông, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người dân...

Theo ông Gấu, mô hình HTX đang áp dụng 4.0 vào đồng ruộng ở vụ lúa thu đông năm này là nhờ liên kết với Tập đoàn Lộc Trời thực hiện nên Tập đoàn cử đội ngũ kỹ sư về tận ruộng lúa hướng dẫn kỹ thuật cho bà con. Nhờ đó, vụ thu hoạch lúa đạt năng suất và sản lượng vượt trội so với cách canh tác truyền thống. Rõ nét nhất là cánh đồng lúa được sản xuất theo một quy trình kỹ thuật, khi lúa chín đều một lượt, không còn cảnh lúa chín theo từng ô ruộng khác nhau vì mỗi gia đình chăm sóc một kiểu như trước đây.

An Giang chủ trương 'mục tiêu kép' là vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội, nhất là nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang chủ trương "mục tiêu kép" là vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội, nhất là nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Mặc dù hiện nay An Giang đang thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhưng song song đó luôn cố gắng duy trì, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất.

Có thể nói dịch bệnh là cơ hội để An Giang có điều kiện mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu, tạo đột phá trong phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường cao cấp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo chiều sâu và tiếp tục tăng trưởng cao. An Giang cũng đã đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đến cuối năm 2021 từ 6 - 6,5%, trong đó nông nghiệp là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng chung của kinh tế toàn tỉnh.

Nông nghiệp vẫn là bức tranh sáng

Đối với giai đoạn 2021 - 2025, ngành nông nghiệp An Giang đặt chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,8%/năm, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2025 đạt 68 triệu đồng/người/năm. An Giang duy trì ổn định sản lượng lúa khoảng 3,7 - 4 triệu tấn/năm nhưng đảm bảo diện tích sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 85%.

Đến năm 2025, phấn đấu diện tích nhân rộng mô hình “1 phải, 5 giảm” đạt trên 50%, diện tích ứng dụng “3 giảm 3 tăng” đạt trên 85%... Những quy trình này đang mang lại kết quả tốt cho nông dân giảm phân, giảm thuốc BVTV từ 20 - 30% so với trước đây.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp An Giang còn phối hợp mời gọi doanh nghiệp mới ở các tỉnh ĐBSCL đến thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt như lúa, rau màu, cây ăn trái. Mỗi ngành hàng có ít nhất 2 doanh nghiệp mới tham gia liên kết gắn với tiêu chuẩn của doanh nghiệp.

An Giang xác định ngành nông nghiệp là 'trụ đỡ' của tỉnh trong phục hồi và phát triển kinh tế trước, trong và sau dịch Covid-19. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang xác định ngành nông nghiệp là “trụ đỡ” của tỉnh trong phục hồi và phát triển kinh tế trước, trong và sau dịch Covid-19. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong bối cảnh nhiều ngành vẫn còn chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang đánh giá: Nông nghiệp vẫn được xem là bức tranh sáng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của tỉnh nhà.

Những năm tới, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu phải tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết hợp thực hiện tái cơ cấu ngành. Trong đó, triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thu hút vốn đầu tư, từng bước hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp, các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.

Đồng thời, tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trọng điểm mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, triển khai tốt Đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ để thúc đẩy phát triển ổn định.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, với quan điểm kiên trì với mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” nhưng đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.

Trong đó, An Giang xác định ngành nông nghiệp là “trụ đỡ” của tỉnh trong phục hồi và phát triển kinh tế trước, trong và sau dịch Covid-19. Vì vậy, tỉnh phát huy tối đa lợi thế của ngành nông nghiệp để ổn định và phát triển kinh tế xã hội, bù đắp sự sụt giảm chỉ số tăng trưởng kinh tế.

Thời gian tới, An Giang tập trung triển khai nhanh các dự án, chương trình phát triển vùng nguyên liệu ổn định và mô hình liên kết tiêu thụ, phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững gắn doanh nghiệp, đảm bảo sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra được tiêu thụ tốt. 

    Tags:
Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.