| Hotline: 0983.970.780

Lên biên giới... sẽ gặp

Thứ Ba 04/05/2021 , 09:30 (GMT+7)

Biên giới là nơi sông núi, biển bờ kiêu hãnh, thiêng liêng nhất, là nơi máu xương của cha ông đúc nên những cột mốc phân định chủ quyền.

1.

Tôi đã lên, đã đến với biên giới bằng trí tưởng tượng, qua từng con chữ, qua những bài ca, mới đầu ít ỏi, mơ hồ rồi dần nhiều lên, rõ hơn.

Dòng Nho Quế (Hà Giang).

Dòng Nho Quế (Hà Giang).

Khao khát được đặt chân lên mọi vùng miền biên giới từ Bắc chí Nam, nhưng dần dần tôi mới có dịp đến với một số vùng, đặt chân lên một số ít cửa khẩu trong 86 cửa khẩu lớn bé các loại gồm đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.

Đi dọc vùng biên đông Trường Sơn, đến cửa khẩu Nậm Cắn, Cầu Treo, mới nghe gió Lào đã lại mưa lụt phăng phăng, theo câu ca đến xứ Lạng, đến Hữu Nghị Quan cho “bõ công bác mẹ sinh thành”, về biên giới Tây Nam xem sông Mekong, sông Vàm Cỏ Đông “chảy vào đất Việt”, ngắm mênh mông bằng phẳng những cánh rừng hết mùa mưa sang mùa khô.

Chiều dài biên giới trên đất liền là 4.639 km, biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam đất nước, những vùng biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và Việt - Cam theo cách gọi tắt quen thuộc, với những nét đặc trưng riêng của ba miền Bắc, Trung, Nam, và biển đảo, hải phận, không phận… luôn thôi thúc bao người muốn đi, muốn biết.

Biên giới thủa xa xưa được coi như là xứ lưu đày, rừng thiêng nước độc. Biên giới của những năm tháng chiến tranh là núi lửa là sông máu, biển máu. Những câu chuyện về biên giới luôn hấp dẫn, cuốn hút, chiếm nhiều yêu thương.

Đi trên đất biên giới, cảm nhận mình, cảm nhận sự thiêng liêng từ đất đai sông suối cây cỏ tôi luôn trào dâng tình yêu đất nước, tình thương những con người sinh sống ở đây. Người dân miền biên giới, họ là mốc chủ quyền ngàn năm sống động, không ngừng sinh sôi, gian khổ đói nghèo vẫn thủy chung gắn bó, vẫn chống chọi.

Vùng biên giới núi rừng sông suối mênh mông, dân thưa thớt vì thế nên mọi điều kiện sinh sống của người dân thiếu thốn, thiệt thòi, nhưng đó cũng là nơi còn nhiều sự nguyên sơ, thanh sạch như một sự bù lại cho những con người đã chung thủy bao đời xây đắp và gìn giữ biên giới. Họ vẫn luôn nhận được nhiều giá trị của tự nhiên, khi mà ở đô thị, ở những nơi đông người, đầy đủ tiện nghi, tiện lợi nhưng càng ngày càng chen chúc trong đủ thứ ô nhiễm và sinh sôi hệ lụy.

Con người ngày càng cần tìm đến nơi có thiên nhiên thanh sạch, bình yên, núi cao, sông lớn, biển trong; núi đá Hà Giang, dòng Nho Quế, dải lụa mềm vắt lên biên ải, là tuyết Mẫu Sơn ngày đông giá, là núi hoa, rừng hoa, là mênh mang sông nước, biển đảo. Nhìn ngắm sạch, ăn sạch, hít thở sạch, và biên giới là nơi còn rất nhiều những thơm ngon tinh sạch ấy của thiên nhiên.

Bên kia biên giới cũng là đất, là sông, là rừng núi như mình, đứng trên đất biên giới ta cảm nhận rõ những thiêng liêng của chủ quyền, của lãnh thổ. Người ta tìm đến vùng biên giới để được biết thêm cái đẹp của tự nhiên, nhiều vẻ đẹp lạ lùng, bí ẩn của thiên nhiên của núi cao, sông lớn, những vẻ kì lạ và có thêm bao cảm xúc, cảm nhận mà những nơi khác không thể có được.

Người đến thăm thú chiêm ngưỡng. Nhiều người đến vì mưu sinh. Có những điểm tội phạm hoạt động, nạn buôn người, bắt cóc, những hoạt động qua lại hai bên biên giới phi pháp, bất thiện, đường luồn rừng, đường dây buôn lậu, tạo đó đây những chỗ hỗn tạp, nguy hiểm cần phải tuần tra, kiểm tra, phải chiến đấu bảo vệ… thế nên ở đâu đó trên biên giới có những điểm bất ổn, bất trắc, còn cảnh những trẻ em tím ngắt, mỗi manh áo, không quần, không dép trong giá lạnh, là ngô mọc lên từ chút ít đất nằm yên bên kẽ đá, cuộc mưu sinh thanh sạch mà nghèo thiếu, sông suối tràn ngập mùa mưa lũ, chia cắt, đường đi đứt gãy, sụt lún, lầy lội.

Nhưng biên giới vẫn là miền đáng yêu vì còn giàu nét nguyên bản, mộc mạc tự nhiên của sự sống.

2.

Ai cũng có thể đến với biên giới và họ đã đến bằng những cách khác nhau.

Có biết bao người đã lên, đã đến với biên giới và ở lại vĩnh viễn không về, họ đã sẵn sàng hòa tan xương thịt vào từng tấc đất, bất tử cùng non sông.

Gần với thế hệ chúng tôi nhất, sinh ra trước chúng tôi đúng một thập niên, đó là một thế hệ các anh chị đã lên biên giới, đã gửi lại một phần hoặc toàn bộ hồn và xác mình ở đó. Có nghĩa, lứa chúng tôi, thanh xuân thế hệ chúng tôi mới thật sự không còn phải chứng kiến cảnh súng đạn với xương tan thịt nát.

Trong khi các cô chú vừa từ cuộc kháng chiến chống Mỹ ra đã lại tiếp tục cầm súng vì chiến tranh biên giới ở hai đầu đất nước, các anh chị mười bảy, đôi mươi gác sách bút, cầm súng đến với biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam, nơi mà đi biết khó có ngày trở về… thì chúng tôi vẫn được bình yên đến trường, vô tư lớn lên và là thế hệ đầu tiên đón thanh xuân không bom rơi đạn nổ.

Chúng tôi, và sau chúng tôi là lớp người được lớn lên trong bình yên nên rất vô tư, nhiều người ít biết về những năm tháng hai đầu biên giới điêu tàn chết chóc vì chiến tranh, 1979 và những năm đầu thập niên tám mươi ấy bao người khi nhịn đói nhịn khát, khi ăn chút cơm, uống hớp nước cầm hơi, ăn và ngủ giữa nắng mưa bùn đất giữa chất chồng tan nát xác thịt đồng đội, và rồi không biết một vài giờ sau, một vài ngày sau mình cũng vùi thân thể không nguyên vẹn vào núi sông biên giới.

Nhiều người không quan tâm những năm tháng đó ở biên giới biết bao thân xác đổ xuống xây thành để giữ từng tấc đất biên cương.

Cho đến bây giờ, người từ cuộc chiến biên giới may mắn trở về vẫn chịu đựng chấn thương tâm lí, đau âm ỉ thương tích. Những chứng nhân kể, viết về nỗi dã man, kinh dị, rùng rợn của chiến tranh biên giới hai đầu đất nước những năm tháng ấy, những ai nghe và đọc? Có thấy yêu quý hơn từng tấc đất nơi biên giới, yêu quý hơn sự bình yên hôm nay, biết ơn cùng trân trọng những gì mình đang có được?

3.

Chúng ta yêu cái đẹp, khao khát cái đẹp và tự biết tìm cách thỏa mãn điều đó cho mình.

Thử cùng nghe ca khúc “Hoa sim biên giới” của nhạc sĩ Minh Quang; “Nếu em lên biên giới/em sẽ gặp bạt ngàn hoa…”.

Nếu lên biên giới rồi “em” sẽ thấy không chỉ “bạt ngàn hoa”, là nhà thơ và nhạc sĩ mượn hoa dẫn lối, yêu thương, khát khao dẫn lối cho ta gặp những vĩ đại của dân tộc mình, gặp vô vàn cái đẹp ẩn khuất khác. Cái đẹp của hoa cỏ, sông núi dễ thấy, dễ cảm, dễ ghi tâm và biên giới còn biết bao cái đẹp thầm lặng, ẩn chứa.

Biên giới, mỗi nhành cây ngọn lá, giọt nước đều lưu hồn ông cha thủa mở cõi, dựng nước, lưu hồn bao thế hệ tiếp bước bảo vệ, giữ gìn, nơi sẽ luôn luôn, mãi mãi “bạt ngàn hoa”, nơi luôn luôn, mãi mãi cho ta chiêm ngưỡng và cúi mình im nghe cái đẹp, nghe những âm thầm lặng lẽ trong lòng đất, trong lòng sông núi, biển cả, từ đó nhận lấy sự nâng đỡ, sự lớn lên để rồi không dễ gục ngã, không dễ tha hóa trước mọi thử thách.

  • Tags:
  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.