| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất lúa giống với Vinaseed, nông dân yên tâm về lợi nhuận

Thứ Ba 13/06/2023 , 19:01 (GMT+7)

Nông dân tham gia liên kết sản xuất lúa giống được Vinaseed bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 8.100đ/kg, hiệu quả cao hơn 20 - 30% so với sản xuất lúa thương phẩm.

Tại xã Kiến Bình (huyện Tân Thạnh, Long An), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) vừa tổ chức hội nghị sơ kết Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022 - 2024: “Xây dựng Mô hình HTX tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL” do Vinaseed chủ trì thực hiện.

Hội nghị sơ kết Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022 – 2024: 'Xây dựng Mô hình HTX tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL'.

Hội nghị sơ kết Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022 – 2024: “Xây dựng Mô hình HTX tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.

Dự án được triển khai với quy mô 2.160ha trong 3 năm, từ 2022 đến 2024 tại 4 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Long An với mục tiêu hình thành vùng sản xuất, cung ứng hạt lúa giống nguyên chủng và xác nhận 1 thông qua liên kết giữa HTX với doanh nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu, có truy xuất nguồn gốc thông qua mã số vùng trồng.

Đồng thời, nâng cao năng lực tổ chức, vai trò của HTX trong tổ chức sản xuất hạt giống, góp phần tăng diện tích sử dụng hạt giống cấp nguyên chủng và xác nhận 1 trong vùng dự án, giảm giá thành hạt giống ≥ 10% so với thị trường và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp tham gia thu mua 90% lượng lúa giống cấp nguyên chủng và 80% lượng giống lúa cấp xác nhận 1 theo tiêu chuẩn chất lượng hiện hành; nâng hiệu quả kinh tế tăng 20 - 30% so với sản xuất lúa thương phẩm.

Mô hình sản xuất hạt giống lúa Đài thơm 8 tại HTX nông nghiệp Kiến Bình (Tân Thạnh, Long An).

Mô hình sản xuất hạt giống lúa Đài thơm 8 tại HTX nông nghiệp Kiến Bình (Tân Thạnh, Long An).

Cụ thể trong vụ đông xuân 2022 – 2023, Vinaseed phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Long An đã triển khai các mô hình sản xuất giống lúa Đài thơm 8 và OM18, đạt kết quả rất khả quan.

Mô hình sản xuất giống lúa Đài thơm 8 được triển khai ở HTX nông nghiệp Kiến Bình (Tân Thạnh, Long An) với quy mô 20ha sản xuất giống lúa cấp nguyên chủng và 50ha sản xuất giống lúa cấp xác nhận 1, cho năng suất trung bình đạt 7,2 – 7,5 tấn/ha.

Ngoài ra, mô hình sản xuất giống lúa OM18 cấp xác nhận 1 được triển khai ở HTX nông nghiệp Gò Dồ (Mộc Hóa, Long An) với quy mô diện tích 50ha cũng cho năng suất trung bình đạt trên 7,5 tấn/ha.

Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Kiến Bình, ông Dương Hoài Ân chia sẻ: “HTX được thành lập năm 2016, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia hợp tác sản xuất lúa giống cùng Vinaseed theo chương trình Dự án Khuyến nông Trung ương nên ban đầu cũng gặp một số khó khăn.

Theo chia sẻ của các thành viên HTX, khi sản xuất theo hướng hợp tác, được Vinaseed bao tiêu đầu ra và cam kết lợi nhuận nên bà con rất an tâm sản xuất.

Theo chia sẻ của các thành viên HTX, khi sản xuất theo hướng hợp tác, được Vinaseed bao tiêu đầu ra và cam kết lợi nhuận nên bà con rất an tâm sản xuất.

Tuy nhiên, ngay từ đầu vụ, Vinaseed đã cử cán bộ kỹ thuật xuống tổ chức các buổi tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác và kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa Đài thơm 8 cấp nguyên chủng và cấp xác nhận 1, hướng dẫn cách ghi chép sổ nhật ký canh tác. Cán bộ kỹ thuật của Công ty cũng thường xuyên thăm đồng ruộng và tư vấn cho chúng tôi cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, khử lẫn theo yêu cầu của cán bộ kiểm định đồng ruộng".

Ông Hoàng Bá Tiến (cán bộ dự án của Vinaseed) chia sẻ: Để thực hiện mô hình, các hộ dân đã được Công ty cấp phát giống gốc theo quy định của nhà nước, trong đó nhà nước hỗ trợ 50% số lượng giống gốc, còn lại các hộ sản xuất đối ứng 50%. Công ty thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá 8.100đ/kg, lợi nhuận trung bình đạt khoảng 15 - 20 triệu đồng/ha.

“Trong vụ đông xuân 2022 - 2023, bên cạnh các điểm sản xuất tại Long An, Vinaseed cũng đã triển khai các mô hình liên kết sản xuất giống lúa nguyên chủng và xác nhận tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang với 12 HTX nông nghiệp tham gia, tổng diện tích lên tới 586ha”, ông Tiến chia sẻ thêm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Long An, ông Trịnh Hoàng Việt chia sẻ: “Để thực hiện được mục tiêu dần hình thành vùng sản xuất lúa giống chất lượng tập trung, quy mô diện tích lớn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thời gian tới, các đơn vị tham gia mô hình cần tiếp tục tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của dự án về giống và khoa học - kỹ thuật, đặc biệt có sự cam kết đồng hành và bao tiêu sản phẩm từ phía Công ty.

Ngoài ra, cũng cần tiếp tục khuyến khích nông dân tham gia vào HTX để mở rộng diện tích và tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh và ổn định đầu ra”.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Long An, tổng diện tích lúa gieo cấy lúa của tỉnh năm 2022 ước đạt hơn 509.000ha, năng suất (khô) bình quân gần 56,5 tạ/ha, trong đó lúa chất lượng cao ước đạt 1,7 triệu tấn, chiếm hơn 60% tổng sản lượng lúa toàn tỉnh.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.