| Hotline: 0983.970.780

Liệu pháp 'trẻ hóa' lao động già cỗi trong nông nghiệp

Thứ Ba 14/09/2021 , 15:30 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Công nghiệp, đô thị hóa khiến lao động nông nghiệp ở Hải Phòng ngày càng già hóa. Chương trình IPM vì thế rất quan trọng nhằm thay đổi tư duy, nhận thức cho nông dân.

Là thành phố công nghiệp, nhưng Hải Phòng đặc biệt coi trọng sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Đinh Mười.

Là thành phố công nghiệp, nhưng Hải Phòng đặc biệt coi trọng sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Đinh Mười.

Là thành phố cảng với hoạt động kinh tế chủ lực là công nghiệp - dịch vụ, nhưng Hải Phòng hiện vẫn còn nhiều huyện ngoại thành nông nghiệp vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Với cơn lốc công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng nông dân bỏ ruộng không canh tác ngày một nhiều. Một số nơi, lực lượng lao động tham gia sản xuất chủ yếu chỉ còn người trung tuổi và lớn tuổi, nhận thức về sản xuất nông nghiệp theo lối mòn, khó thay đổi tập quán canh tác, sản xuất manh mún, quy mô nhỏ lẻ...

Mặt khác, sản xuất trồng trọt Hải Phòng cũng đang đứng trước một thách thức lớn, đó là mức độ ô nhiễm môi trường, đất canh tác bị nhiễm độc và mất dần độ màu mỡ do việc sử dụng ngày càng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm.

"Do đó, trong giai đoạn hiện nay, khi mở rộng sản xuất các loại cây trồng chủ lực tại Hải Phòng, khi diện tích canh tác giảm, yêu cầu thị trường khắt khe, nguồn lao động giảm thì việc áp dụng chương trình IPM sẽ ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng và cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa”, bà Vũ Thị Lan Hương, Chi cục Phó Chi cục Trồng trọt và BVTV Hải Phòng đánh giá. 

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Hải Phòng, những năm qua, thành phố cảng đã triển khai chương trình IPM tích cực, hiệu quả, qua đó có tác động thiết thực trong việc canh tác và sản xuất của nông dân.

Chương trình IPM lan tỏa đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của nông dân trong canh tác, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, dần bỏ thói quen phun thuốc “cưỡng bức, định kỳ” trên cây trồng, tăng cường sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc thảo mộc.

Những mô hình thí nghiệm đồng ruộng được nhân rộng, đã từng bước thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất cho nông dân đất cảng. Ảnh: Đinh Mười.

Những mô hình thí nghiệm đồng ruộng được nhân rộng, đã từng bước thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất cho nông dân đất cảng. Ảnh: Đinh Mười.

Thông qua các lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn, người dân các địa phương đã biết và không sử dụng thuốc trừ sâu sớm, không sử dụng thuốc trừ sâu định kỳ, giảm lượng đạm trong quá trình chăm sóc cây trồng, đặc biệt là trong thời gian cách ly với thuốc sâu và đạm trước khi thu hoạch nông sản.

Nhờ đó, lượng hóa chất BVTV trên đồng ruộng giảm rõ rệt, đặc biệt là những loại thuốc có độ độc cao đã được loại bỏ. Nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc "4 đúng", hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ nhưng vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều quan trọng hơn cả, chương trình IPM đã làm thay đổi nhận thức của người dân một cách mạnh mẽ, thay đổi tập quán canh tác như cấy mật độ hợp lý, đã giúp tiết kiệm lượng giống 25 – 30%, hiểu và chủ động trong công tác phòng chống dịch hại giúp giảm đáng kể số lần phun thuốc BVTV, bảo vệ được môi trường, hệ sinh thái, nhất là thiên địch trên đồng ruộng.

Về tổng thể, mặc dù chương trình IPM đã đạt được những kết quả khả quan, được nhiều địa phương đánh giá cao nhưng đến nay việc áp dụng chương trình IPM vào sản xuất vẫn còn những hạn chế, tồn tại liên quan đến kinh phí, công nghiệp hóa, một phần cơ chế chính sách…

“Tôi là người được tham gia lớp IPM từ năm 1996, ngoài áp dụng cho gia đình tôi còn lan tỏa đến các hộ dân trong thôn. Những nơi đất xấu nhất, nhiều sâu bệnh, chuột bọ phá hoại, đến nỗi họ phải bỏ ruộng, nhưng nay đã trở thành những mảnh ruộng tốt tươi, năng suất không thua kém gì những chân ruộng đẹp. Mong ước đạt từ 250 - 300 kg/sào chúng tôi đã đạt được, công sức bỏ ra được bù đắp, chúng tôi rất hài lòng với kết quả chương trình IPM mang lại”, bà Nguyễn Thị Dung, Trưởng thôn Xuân Chiếng, xã Ngũ Phúc (huyện Kiến Thụy) hồ hởi.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.