| Hotline: 0983.970.780

Linh thiêng ngôi mộ võ tướng triều Nguyễn

Thứ Tư 04/05/2016 , 13:20 (GMT+7)

Trên khắp mọi miền đất nước, có hàng trăm ngôi mộ cổ đã tồn tại hàng trăm năm. Mỗi ngôi mộ, kèm theo nguồn gốc của người nằm bên dưới là những giai thoại, những câu chuyện hư hư thực thực.

Có ngôi mộ được người dân thờ phụng, tôn kính, có ngôi lại khiến không ít người khi nghe kể là… nổi gai ốc.

Ven QL1A, đoạn chạy qua địa phận phường Ba Ngòi, TP Cam Ranh, Khánh Hòa, có một ngôi mộ ẩn mình dưới tán và bộ rễ cây bồ đề cổ thụ. Nhiều giả thuyết cho rằng đây là mộ của một võ tướng triều Nguyễn chết trận.

Trải bao biến cố thăng trầm, nhiều lần ngôi mộ đứng trước nguy cơ bị san bằng, nhưng vẫn sừng sững với thời gian, và những giai thoại đầy màu sắc tâm linh.

Những giai thoại

Ông Nguyễn Kỳ, thành viên của ban thờ phụng khu mộ Ông Tướng, kể: Hồi xưa, ngôi mộ nằm ẩn giữa rừng già um tùm, sau này dân khai hoang phát rẫy làm nhà ở nên ngôi mộ mới lộ hẳn. Hồi trước giải phóng, chính quyền chế độ cũ từng có lần muốn ủi khu mộ để mở rộng đường. Khi chiếc xe ủi tiến tới ngôi mộ chĩa càng về phía trước định ủi thì tự nhiên xe đứt xích.

Sau khi nối xích xong, xe lại không nổ máy được. Trưa hôm ấy, viên đại tá thị trưởng là Nguyễn Đình Tản đang nằm ngủ dưới võng thì mơ thấy 1 người đàn ông mặc chiến bào, uy phong lẫm liệt, đứng trước mặt, nói: "Không được phá”. Viên thị trưởng sợ quá, giật mình dậy và lập tức thu quân về, rồi cho xây tường bao quanh lại.

Mộ Ông Tướng không bị chính quyền chế độ cũ phá nhưng lại đứng trước mối nguy khác, đó là những kẻ đào vàng. Hồi đó, gần mộ có bức tượng mã phục, đầu hướng vào mộ. Tụi nó nghe đồn bên trong con ngựa có vàng bạc nên lén đập phá con ngựa. Chẳng biết chúng có tìm thấy vàng bạc gì không nhưng sau đó chúng bàn nhau khai quật mộ. Bà con dân làng nghe tin phải thay phiên nhau canh chừng mộ.

Lúc chúng tôi đang nói chuyện thì một người đàn ông bước vào. Anh lặng lẽ đốt nhang, chắp tay khấn vái trong im lặng, nét mặt hiện rõ sự thành kính. Sau khi anh khấn vái xong, tôi lại bắt chuyện. Anh giới thiệu tên Hùng, tài xế chạy xe khách đường dài.

Anh Hùng kể: Nhà tôi cách đây mấy trăm mét. Trước mỗi chuyến đi xa, tôi đều ghé đây khấn vái, cầu ông phù hộ cho tôi và hành khách an toàn. Ông Tướng linh lắm.

13-54-05_nh-1
Mặt tiền mộ Ông Tướng

Tôi nghe cha kể, ngày xưa, gặp bất kỳ chuyện gì người ta cũng ghé đây cầu. Ai bị oan gì, cứ đến đây thề độc để chứng minh sự trong sạch của mình là mọi người tin. Còn nếu bậy bạ mà vẫn cứ ra thề thốt, thì coi chừng bị phạt ngay.

Tôi từng chứng kiến có người hàng xóm vì thề ẩu mà bị cú nhớ đời. Anh ta bắt trộm gà nhà hàng xóm, nhưng vẫn cứ chối đây đẩy, rồi ra mộ thề là nếu ăn trộm thì cho Ông Tướng bẻ gãy tay chân đi. Chẳng biết do Ông linh thiêng hay vì sự trùng hợp mà ngay sau đó, trên đường về, xe anh ta sụp ổ gà, gãy chân luôn. Sợ quá, anh ta phải ra mộ ông làm tạ tội và cầu xin tha thứ.

Danh tính người dưới mộ

Đến nay, vẫn có nhiều giả thuyết về danh tính người nằm dưới mộ. Những bậc cao niên trong vùng khi hỏi đến đều lắc đầu, chỉ biết đó là một võ tướng. Còn tên gì, chức tước ra sao, lý do chết thì chỉ nghe truyền khẩu.

Người bảo vị tướng ấy là danh tướng triều Nguyễn. Theo lệnh triệu tập của triều đình vị tướng ấy rời miền Nam tiến về kinh thành Huế và khi đi tới vùng đất này bị đột tử vì sơn lam chướng khí.

Lại có người cho rằng người nằm dưới mộ là vị võ tướng triều Tây Sơn bị quân Gia Long truy kích và chém chết trên lưng ngựa. Mang thi hài vị chủ tướng đi qua đất Trà Long, con chiến mã kiệt sức gục chết. Sau khi an táng vị võ tướng và chiến mã, cảm phục sự trung thành của con vật mà dân làng đắp tượng thờ.

13-54-05_nh-2
Bên trong khuôn viên khu mộ

Cũng có thông tin cho rằng vị tướng nằm dưới mộ có mối quan hệ thân tình với vị tướng được an táng tại làng Sơn Thủy, ấp Sơn Hải (nay là phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), nơi có Di tích cổ truyền Mộ thần thái giám, tương truyền là một vị tướng của quân Tây Sơn đến nay vẫn không rõ danh tánh bị chém đầu trên lưng ngựa.

Ông Nguyễn Ngọ, ở thôn Trà Long 2, TP.Cam Ranh, người thứ 7 làm trưởng ban thờ phụng khu mộ Ông Tướng cho biết: Từ bao năm nay, tôi vẫn cố công tìm hiểu các nguồn tài liệu về Ông Tướng.

Đến giờ có thể khẳng định người nằm dưới mộ là ông Tống Phước Khôi, người gốc Thanh Hóa, một võ tướng dưới triều Nguyễn, chết trong trận giao chiến với quân Nhà Tây Sơn năm 1775, còn mộ được lập năm 1804. Trên mộ có tấm bia đá, khắc hai dòng chữ Hán. Dòng chính giữa bia có 26 chữ, theo bản dịch của các cụ xưa thì nghĩa của dòng chữ là: “Sắc cố Minh Nghĩa công thần Đặc tiến (tấn) Phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ Chưởng vệ sự Chưởng cơ Tống quý hầu chi mộ”.

13-54-05_nh-4
Tượng tướng quân Tống Phước Khôi (?)

(Nghĩa: Phong cho người tài giỏi đã chết có công nghĩa lớn đối với đất nước chức Thượng tướng quân, có áo mão hưởng lộc triều đình được lập mộ vinh hiển đời đời”. Còn dòng chữ nhỏ bên trái bia gồm 7 chữ “Giáp Tý niên, trọng thu nguyệt khắc” (Nghĩa: Lập mộ vào ngày rằm tháng 8 năm Giáp Tý).

“Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” soạn dưới thời vua Duy Tân và cuốn “Đại Nam liệt truyện” có viết về Tống Phước Khôi: “Ông nguyên quán người quý huyện, sau thiên cư vào Nam, ở tại Gia Định. Ông là người dũng cảm quả quyết, làm quan tới chức Thống suất trong thời Duệ Tông (1773). Sau nhân bị tội giáng làm Cai đội. Tới khi Tây Sơn nổi đánh ở Phú Yên và Khánh Hòa, ông ra giao chiến trong trận Tam Độc (tức Ba Ngòi - PV) thì bị tử trận. Qua các sử liệu trên, chúng ta khẳng định chủ nhân nằm dưới ngôi mộ tại Ba Ngòi hiện nay chính là ông Tống Phước Khôi, chết trận khi giao chiến với quân Tây Sơn vào năm Ất Mùi (1775)," ông Ngọ nói.

Hiện nay, ngôi mộ cổ đã mang dáng dấp ngôi mộ thời hiện đại với tường, nền ốp gạch men, tấm bia đá được khắc 2 câu chữ nôm: “Phước tại vạn dân công tại thế/ Sanh vi quốc trụ hiển vi thần”. Nghĩa là: Phước ở muôn dân, công ở đời/ Sống làm Tướng giỏi, hiển thành Thần.

“Mấy năm trước, tôi có chụp ảnh ngôi mộ và tấm bảng khắc chữ trên bia đá, đem gửi nhiều nhà nghiên cứu nhưng chẳng ai phản hồi. Rồi sau đó, tôi lại làm đơn gửi Phòng Văn hóa thông tin tỉnh đề nghị khảo cứu để có kết luận chính thức và công nhận di tích. Cán bộ phòng văn hóa có xuống khảo sát, chụp ảnh, nhưng đến giờ cũng chưa thấy trả lời”, ông Nguyễn Ngọ.

13-54-05_nh-5
Ông Nguyễn Ngọ, trưởng ban Thờ phụng khu mộ Ông Tướng

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất