| Hotline: 0983.970.780

Lợi dụng dịch Covid-19, nhiều đối tượng kinh doanh hàng lậu, kém chất lượng

Thứ Sáu 31/12/2021 , 17:12 (GMT+7)

TP.HCM Ngày 31/12, Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022 Cục Quản lý thị trường. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022 Cục Quản lý thị trường. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, do nhu cầu các sản phẩm phòng chống dịch, vật tư y tế, thuốc để sử dụng của người dân tăng cao trong cao điểm chống dịch, các đối tượng đã lợi dụng để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng này để trục lợi.

Đáng chú ý, các vụ việc được phát hiện đều vận chuyển trên các container, xe tải, các kho chứa trữ phục vụ cho việc kinh doanh hàng hoá qua thương mại điện tử, các trang mạng xã hội. Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng xe vận chuyển hàng hóa được cấp mã luồng xanh để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm.

Theo ông Đạt, những tháng đầu năm 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội, các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, chốt chặn để phòng, chống dịch, vì vậy tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng giảm.

“Vi phạm chủ yếu tập trung vào các sản phẩm phòng, chống dịch, vật tư y tế, thuốc (kể cả thuốc chưa được phép lưu hành) do nhu cầu tăng cao của người dân. Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp trở lại trong năm 2022”, Phó Cục trưởng Cục QLTT TP.HCM nhận định.

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tặng bằng khen của UBND TP.HCM cho tập thể/cá nhân Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã có thành tích xuất sắc trong năm 2021. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tặng bằng khen của UBND TP.HCM cho tập thể/cá nhân Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã có thành tích xuất sắc trong năm 2021. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tham dự hội nghị, Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, sự tích cực của Cục QLTT TP.HCM trong năm 2021.

Theo bà Phan Thị Thắng, để thực hiện các chương trình bình ổn thị trường, phát triển kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội; không để tăng giá đột biến, đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất lượng thực sự đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp; Cục Quản lý thị trường thành phố phải thực hiện tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm.

“Trước mắt là phải triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kiểm tra cao điểm trước, trong và sau Tết nguyên đán năm 2022, đảm bảo hàng hóa bày bán có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất lượng theo đúng quy định để người dân thành phố có cái Tết được vui vẻ, đằm thắm bên gia đình nhưng sức khỏe được đảm bảo.

Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra cơ sở kinh doanh thiết bị, sản phẩm y tế chống dịch. Ảnh: QLTT. 

Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra cơ sở kinh doanh thiết bị, sản phẩm y tế chống dịch. Ảnh: QLTT. 

Tập trung kiểm soát các nhóm hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, có thuế suất cao và các mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, gia súc, gia cầm, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp... đặc biệt là các mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa gian lận nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, mua, bán trao đổi hàng hóa trên sàn giao dịch điện tử, mua, bán online, mạng xã hội..., và các hành vi vi phạm về niêm yết giá bán hàng”, bà Thắng lưu ý.

Năm 2021, Cục QLTT TP.HCM đã xử lý 1.325 vụ với số tiền phạt hành chính là gần 30 tỷ đồng. Chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự là 25 vụ, tang vật, phương tiện vi phạm phạm ước tính khoảng 30 tỷ đồng.

Trong đó, kiểm tra xử lý 177 vụ vi phạm về mặt hàng lương thực thực phẩm, sữa với số tiền phạt hơn 3 tỷ đồng. Riêng đối với mặt hàng đường cát các Đội QLTT đã kiểm tra 18 vụ vi phạm, xử phạt hơn 375 triệu đồng, tịch thu hơn 151.000kg đường cát, buộc tiêu hủy hơn 5.000kg đường cát. Buộc tiêu hủy 2.560 đơn vị sản phẩm hóa chất tẩy rửa, chất giúp giữ tươi trái cây.

Kiểm tra xử lý 48 vụ việc vi phạm liên quan đến mặt hàng khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn. Phạt 665,2 triệu đồng, buộc tiêu hủy 156.241 đơn vị sản phẩm khẩu trang, găng tay y tế, cồn y tế, test nhanh Covid-19. Xử lý phạt tiền 484.000.000 đồng, buộc tiêu hủy 204.838 đơn vị sản phẩm thuốc tân dược, thuốc đông dược các loại; Xử lý phạt tiền 412.500.000 đồng, buộc tiêu hủy 64.745 đơn vị sản phẩm thực phẩm chức năng các loại. Ngoài ra, xử lý phạt tiền 198.750.000 đồng, buộc tiêu hủy 2.301 kg và 4.004 đơn vị sản phẩm dược liệu các loại…

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.