| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích kép từ giảm lượng giống gieo sạ

Thứ Hai 02/03/2020 , 12:47 (GMT+7)

Thực hiện giảm lượng lúa giống gieo sạ từ 200kg/ha xuống 80kg/ha có thể tiết kiệm được 1,6 triệu đồng/ha.

Mới đây, tại cánh đồng mẫu ấp Thuận Phú C, xã Thuận An, 60 nông hộ trồng lúa ở thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) đã được tham quan mô hình trình diễn và hội thảo “Đánh giá mức độ chấp nhận về việc giảm lượng giống lúa gieo sạ”.

60 nông dân tham quan mô hình giảm giống gieo sạ tại TX Bình MInh.

60 nông dân tham quan mô hình giảm giống gieo sạ tại TX Bình MInh.

Mô hình được thực hiện ở vụ lúa Đông Xuân 2019 - 2020 tại hộ ông Lê Quang Minh (ấp Thuận Phú). Mô hình thực hiện trên 04 mật độ gieo sạ là 80kg/ha, 120kg/ha, 160kg/ha và 200 kg/ha (diện tích trình diễn 300 m2/mật độ) đối với giống lúa OM 5451.    

Các nông hộ được tham quan trực tiếp kết quả thu hoạch cho thấy ở mật độ gieo sạ 80kg/ha thì cây lúa có số lượng bông, chiều dài bông và năng suất đạt cao nhất so với các mật độ còn lại (năng suất đạt 10,6 tấn/ha). Trong khi đó, ở thửa ruộng đối chứng với mật độ gieo sạ 200kg/ha có số lượng, chiều dài của bông thấp hơn và năng suất chỉ đạt 9,4 tấn/ha.

Mật độ gieo sạ 80kg/ha mang lại lợi ích kép: tiết kiệm giống và tăng lợi nhuận.

Mật độ gieo sạ 80kg/ha mang lại lợi ích kép: tiết kiệm giống và tăng lợi nhuận.

So sánh giữa mật độ gieo sạ 80kg/ha và mật độ 200kg/ha đang được áp dụng đại trà ở các nông hộ thì thực hiện giảm lượng lúa giống gieo sạ có thể tiết kiệm được 1,6 triệu đồng/ha. Đồng thời, lợi nhuận do tăng năng suất sẽ cao hơn được khoảng từ 4,5 triệu đồng/ha.

Sau khi được “mắt thấy, tai nghe”, các nông hộ đã đồng tình, thống nhất sẽ áp dụng ngay trong vụ lúa Hè Thu 2020. Đây là tín hiệu bước đầu phấn khởi trong công tác khuyến nông tại địa phương. Mô hình trình diễn này sẽ tác động làm thay đổi tập quán canh tác lúa ở địa bàn thị xã Bình Minh. Nhất là lợi ích từ việc giảm lượng lúa giống gieo sạ cũng sẽ ít bị sâu bệnh tấn công. Hạn chế được lượng phân bón, thuốc BVTV sử dụng góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho người nông dân và thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.