| Hotline: 0983.970.780

"Lợn bệnh tiêm vacxin bị chết là bình thường"

Thứ Tư 09/11/2011 , 12:15 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Hoàng Văn Năm, Q. Cục trưởng Cục Thú y tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm hôm qua (8/11).

* Quảng Bình: Lợn không chết vẫn nhận tiền hỗ trợ

"Lợn bệnh tiêm vacxin bị chết là bình thường" (Ảnh minh họa)

Đó là khẳng định của ông Hoàng Văn Năm, Q. Cục trưởng Cục Thú y tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm hôm qua (8/11). 

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm hôm qua, Cục Thú y cho biết, hiện dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng không phát sinh ổ mới nào trên phạm vi toàn quốc. Về dịch tai xanh, so với 2 tuần trước, tổng đàn mắc bệnh cũng như số con mắc bệnh đều giảm mạnh.

Tại Quảng Nam đã phát sinh thêm 5 xã mới có dịch tai xanh, số tiêu hủy thêm là 346 con. Nhận định về tình hình, theo Cục Thú y, dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục được kiểm soát tốt nhưng thời tiết đang chuyển lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm, nhiều đàn đã hết miễn dịch, virus cúm vẫn còn lưu hành cộng với tình trạng nhập lậu gia cầm…nên nguy cơ xuất hiện là rất cao. Dịch lở mồm long móng cũng vậy. Riêng về dịch tai xanh, hiện ở các vùng nóng Cục Thú y đã cấp cả trăm ngàn liều vacxin để kiên quyết dập.

Liên quan đến thông tin về chuyện 214 con lợn ở Quảng Nam chết sau khi tiêm phòng vacxin, ông Hoàng Văn Năm, Q. Cục trưởng Cục Thú y khẳng định: “Việc chỉ đạo tiêm vacxin bao vây và tiêm vào ổ dịch là quan điểm chỉ đạo kỹ thuật của Cục Thú y trên cơ sở trong thời gian qua, các tỉnh vận dụng chống dịch đã cho hiệu quả tốt. Có hai mục đích chính, thứ nhất là giảm thiệt hại, thứ hai là rút ngắn thời gian chống dịch để địa phương công bố nhanh chóng hết dịch, nhanh chóng khôi phục chăn nuôi".

 "Đối với Quảng Nam trong 3 tuần chết 214 con lợn khi tiêm phòng là chuyện chấp nhận được vì những con lợn đó đã mang trùng, trước sau sẽ phát. Nếu chúng ta làm chủ động cho nó phát sớm và áp dụng những biện pháp chống dịch, tiêu hủy những con lợn bệnh này thiệt hại sẽ giảm", vẫn theo ông Năm.

"Cái này đã được chứng minh ở Trại giống lợn tỉnh Tây Ninh, Cơ quan Thú y vùng 6 đã chỉ đạo ngay từ đầu làm biện pháp như tôi nói thì tỷ lệ chết so với để tự nhiên giảm đi hơn hai lần. Thời gian khống chế rút ngắn rất nhanh bởi lẽ sau khi tiêm xong đối với vacxin nhược độc rất nhanh có kháng thể, trong 14 ngày đã có miễn dịch chắc chắn, con nào bệnh đã chết là chết rồi, số còn lại yên tâm. Cách tiến hành, chúng tôi đã chỉ đạo rất rõ là tiêm từ ngoài xa trước đến sát gần ổ dịch ở xã, thôn thì tiêm vào. Trong vùng dịch đàn lợn nào khỏe mạnh tiêm trước, lợn nghi ngờ bệnh tiêm sau, con nào triệu chứng rõ ràng thì không tiêm nữa mà coi như hủy", ông Năm tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình.

Theo ông Năm: "Bệnh tai xanh nếu để tự nhiên sẽ dây dưa nhiều tháng, tốn kém rất lớn. Còn về chất lượng vacxin, tôi không nghi ngờ gì vì đã được kiểm nghiệm, khảo nghiệm, được hội đồng khoa học đánh giá rất kỹ về độ an toàn. Nếu đàn lợn bình thường tiêm vào mà gây chết là không bình thường còn tiêm vào ổ dịch tỷ lệ chết như thế được coi là bình thường”.

Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục phó Cục Chăn nuôi nhận định: “Giá sản phẩm chăn nuôi vừa qua có thời điểm xuống dưới giá thành sản xuất nhưng giờ đã tăng khoảng 3- 5.000đ/kg. Giá thực phẩm sẽ có xu hướng tăng từ nay đến Tết do cầu tăng lên nhưng theo tôi sẽ không có chuyện tăng giá đột biến như từng xảy ra hồi tháng 6, tháng 7. Hiện nay tình hình tái đàn chăn nuôi đang mạnh, nhất là đàn gà với ước đoán tăng khoảng 20%”.

*Vừa qua, nhiều người dân ở thôn Phúc Mỹ (xã Xuân Ninh -Quảng Ninh- Quảng Bình) phản ánh về việc hỗ trợ tiền cho các hộ có lợn chết trong đợt lũ tháng 10/2010 có khuất tất. Theo phản ánh, vào cuối tháng 8/2011, xã Xuân Ninh có thông báo về việc 14 hộ gia đình ở thôn Phúc Mỹ có 188 con lợn chết trong trận lũ tháng 10/2010 được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 30 triệu đồng. Trong khi đó ở đợt lũ này, ở thôn Phúc Mỹ nước lũ không vào nhà dân và không có lợn chết do lũ.

Trước thông báo này, tại các cuộc họp, nhiều người dân phát biểu phản đối việc 14 hộ dân nói trên được nhận tiền hỗ trợ vì không có lợn chết do lũ và đề nghị xã dừng lại việc phát tiền hỗ trợ này. Ông Trần Văn Bằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Ninh cho hay: “Ngay sau trận lũ tháng 10/2010, tôi đã thông báo trong thôn Phúc Mỹ, hộ gia đình nào có lợn chết trong lũ thì báo cáo để lập danh sách nhằm đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ vay vốn, để sản xuất. Tuy nhiên không thấy hộ gia đình nào báo”.

Cũng theo người dân thì trận lũ xảy ra vào đầu tháng 10/2010, nhưng mãi đến tháng 3/2011 UBND xã Xuân Ninh mới lập danh sách gửi lên cho huyện để cấp tiền hỗ trợ cho 14 hộ dân này.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất