| Hotline: 0983.970.780

Lớp học mỗi người một tuổi...

Thứ Bảy 15/12/2018 , 13:15 (GMT+7)

Trong lần đi công tác ở Bình Phước, bất ngờ bị cơn mưa lớn ập xuống cùng màn đêm bao phủ, đúng lúc đi ngang ngôi chùa còn mở cửa, sáng đèn, tôi ào vào trú. Trong tiếng mưa ầm ào, chợt nghe đâu đó câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cất lên rành rọt, ấm áp.

Ngày kiếm ăn, tối kiếm chữ

Vì toàn thân ướt sũng nên tôi không dám đi vào trong, chỉ đứng lấp ló dưới mái hiên chùa, tránh cái mưa lạnh. Vài phút sau, một vị sư già chầm chậm bước ra, ông gật đầu chào và nói: “Con cứ vào trong này cho đỡ lạnh, không sao đâu”. Tôi cảm động, gật đầu cám ơn, rồi rón rén bước vào. Lúc này, để ý kỹ tôi mới nhận ra đây là chùa Khmer, có tên Sreyvonsa, ở phường Tân Xuân, TX.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Đón tách trà nóng hổi từ tay sư Tăng Xà Lốt, Phó trụ trì chùa, tôi ngập ngừng thắc mắc rằng có phải đang có một lớp học trong chùa? Sư cười, đáp: “Đúng rồi đấy ạ. Đây là lớp học tình thương dành cho các cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đến trường. Ban đầu, lớp do nhà chùa khởi xướng, vì thấy nhièu em không được đến trường, nên trụ trì đi tìm người đến dạy, rồi may mắn gặp được cô giáo người đồng hương đồng ý đến lo cho các em con chữ. Lớp ban đầu chỉ có gần chục em, sau đông dần, chính quyền địa phương thấy tốt nên cũng ủng hộ. Đến giờ lớp được 25 cháu học thường xuyên”.

13-54-45_nh_1
Lớp học tình thương trong chùa Srayvonsa

Vị sư vừa dứt câu thì lớp học đến giờ giải lao, tiếng trò chuyện của sư bị lũ học trò ồn ào và tiếng mưa át hẳn. Tranh thủ lúc lớp học nghỉ giải lao, chúng tôi được sư Tăng Xà Lốt dẫn ra chỗ lớp học. Cô giáo đứng lớp tên Thạch Thị Thùy Dương, là cán bộ Ban thanh thiếu nhi Tỉnh đoàn Bình Phước. “Em đứng lớp được 2 năm nay, càng ngày càng thấy gắn bó với các em hơn, vì thấy tụi nhỏ ngoan mà tội lắm”.

Cô giáo Thuỳ Dương cho biết, học sinh trong lớp em nhỏ nhất mới 6 tuổi và lớn nhất 15 tuổi. Mỗi em một hoàn cảnh, nhưng hầu hết các em đều có điểm chung đó là gia đình khó khăn. Có em không được đến trường, em bị câm bẩm sinh, em đi bán vé số dạo…

Vốn là người dân tộc Khmer, lại tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tâm lý học trẻ em nên cô giáo Dương rất hiểu tâm lý của các em nhỏ ở đây, nhờ vậy mà công việc dạy học cũng dần khắc phục được những khó khăn. Qua các buổi nghe cô giáo Dương nói chuyện, giảng bài, các em học sing ngày càng trở nên yêu mến cô. Chính vì thế mà số lượng các em nhỏ tìm đến với lớp học ngày càng đông hơn.

13-54-45_nh_2
Các em say sưa học

Cô giáo Dương cho biết: “Đa phần các em đến học ở đây là con em bà con người dân tộc Khmer, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Có em là trẻ mồ côi, em bị câm bẩm sinh, có mấy em 10 - 12 tuổi mà trước giờ chỉ biết đi bán vé số, chưa một ngày được đến trường. Lúc đầu các em e ngại, dè dặt và có chút tự ti, mặc cảm vì có em thì chưa biết chữ nào, em thì học lực ở trường kém. Vì vậy mình làm sao để các em không cảm thấy bị áp lực mỗi khi đến lớp. Hôm nay các em chưa thuộc bài thì mai mình giảng thêm. Xen kẽ với tiết học của các em thì tôi sẽ dạy cho em về giáo dục kỹ năng sống, như là kỹ năng chống xâm hại tình dục trẻ em để cho các bạn nữ có những kiến thức tự bảo vệ bản thân mình, các kỹ năng thực hành xã hội để các em thích ứng được với cuộc sống… chứ không nhất thiết phải dạy hết chương trình trong sách giáo khoa”.
 

Tình người nhiều lắm!

Lớp học có 25 em, mỗi em một tuổi, cao thấp chẳng giống nhau, quần áo nhàu nát. Có điều giống nhau là dù nhiều em có khuôn mặt nhem nhuốc, có lẽ vết mồ hôi đọng lại từ sáng nhưng chưa được rửa, nhưng vẫn tinh nghịch, nét cười tươi rói. Có lẽ, chúng rất thích đến lớp học này.

Hàng ngày đi bán vé số qua cổng trường, thấy các bạn nô đùa trong sân, cậu bé Kim Ny, người dân tộc Khmer lại ao ước mình cũng được đi học. Nhưng đó chỉ là mơ ước bởi gia đình quá nghèo, cậu phải đi bán vé số phụ giúp bố mẹ. Năm nay 12 tuổi, nhưng cậu mới bắt đầu tập viết những chữ cái đầu tiên. Ny đi học được mấy hôm thì em gái của cậu là Kim Thy (9 tuổi) cũng theo anh đến chùa xin học. Ny cho biết: “Được đi học con thích lắm. Được cô giáo Dương dạy đọc, dạy viết. Cô nói năm sau con sẽ được học toán”.

Mới tham gia lớp học được 3 tháng, em Thạch Thị Kim Ly (14 tuổi) được cô Dương phụ đạo thêm toán và tiếng Anh vì ở trường em học yếu hai môn này. Cùng với việc học của mình, Kim Ly cũng phụ cô giáo kèm cặp cho các em nhỏ trong lớp. Kim Ly chia sẻ: “Đến đây ngoài học kiến thức, chúng con còn được cô giáo dạy đạo đức, dạy lễ phép với người lớn, dạy về kỹ năng sống, cách phòng chống bị xâm hại”.

13-54-45_nh_5
13-54-45_nh_7
Cô giáo Thuỳ Dương ân cần kèm từng em

Đa phần các em ở đây ban ngày đều đi làm phụ giúp bố mẹ, nhưng tối về vẫn đến lớp để học. Nhiều hôm ngồi ngủ gật trong lớp. Những lúc đó cô Dương lại pha trò để đánh thức các em qua khỏi cơn buồn ngủ, hoặc cho các em giải lao ra sân chùa một lúc.

Chị Lâm Thị Na, người dân tộc Khmer, mẹ của Kim Ly và Kim Thy cho biết: “Hoàn cảnh gia đình em khó khăn, không có đất có vườn gì nên hai vợ chồng phải đi làm thuê, sáng sớm ra khỏi nhà, tối mới về, nên chẳng còn thời gian lo cho mấy dứa nhỏ. May có nhà chùa mở lớp, lại có cô giáo Thuỳ Dương hiền lành tốt bụng, vợ chồng tôi mang ơn chùa, ơn cô giáo nhiều lắm!”.

Theo sư Tăng Xà Lốt, chùa Sreyvonsa dự định mua thêm bàn ghế, vận động thêm giáo viên phụ đạo để không chỉ các em nhỏ ở phường Tân Xuân mà các em nhỏ ở các phường lân cận cũng có thể đến đây theo học với hy vọng một tương lai tươi sáng hơn với các em, khi các em biết đọc, biết viết thành thạo.

Hiểu và cảm thông với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của nhiều gia đình nên mỗi khi có thời gian, sắp xếp công việc cơ quan, gia đình chị Dương lại cùng các nhà sư của chùa đến từng nhà để vận động phụ huynh cho các em theo học, nhờ đó mà nhiều em của phường từ không biết mặt chữ, đã biết đọc, biết viết, biết làm những phép tính đơn giản.

Cô giáo Thạch Thị Thùy Dương cũng cho hay: “Có những em ban ngày đi bán vé số mệt nhưng tối vẫn đến lớp, nhiều em rất ham học khiến tôi cảm thấy rất vui. Đó là niềm động viên lớn nhất đối với tôi để tôi gắn bó với lớp học này”.

13-54-45_nh_8
“Thấy các em hào hứng học, em mừng lắm”, cô giáo Thạch Thị Thuỳ Dương

Chúng tôi đang trò chuyện thì tiếng chuông chùa ngân vang, nhìn lên đồng hồ thấy đã 8 giờ tối. Ngoài trời mưa cũng đã dứt. Chúng tôi rời chùa Srayvonsa ra về, dù trời khá lạnh, nhưng tôi vẫn thấy lòng ấm áp lạ. Trong tôi văng vẳng lời sư Tăng Xà Lốt nói: “Tình người vẫn còn nhiều lắm, ở bất cứ đâu, mà khi ta đi, bất chợt sẽ gặp”.

"Ngày 20/11 vừa rồi, em xúc động rơi nước mắt khi chứng kiến tình cảm của các em dành cho mình. Tụi nhỏ không có điều kiện mua quà, nhưng em nào cũng có. Đó là những chiếc thiệp các em tự làm, là những bó hoa dại hái đâu đó ngoài vườn nhà. Có em thì khệ nệ ôm chiếc túi cói, mang đến nói của em em biếu cô rồi bẽn lẽn chạy ù đi. Mở ra thì thấy bên trong có con gà”, cô giáo Thạch Thị Thuỳ Dương.

 

(Kiến thức gia đình số 50)

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch của HTX Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.