| Hotline: 0983.970.780

Lung linh lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ trên đỉnh Ky Công Hồ

Thứ Tư 07/02/2018 , 14:30 (GMT+7)

2 gờ đêm, trên đỉnh Ky Công Hồ ( thuộc xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), nhiệt độ ngoài trời giảm xuống còn khoảng 3 độ C, rét thấu xương. Bước chân nhảy múa theo điệu nhạc của các học trò người Dao đỏ càng lúc càng say sưa.

14-13-31_1
Các thầy cúng thực hiện một nghi lễ trong lễ cấp sắc 12 đèn

Từng ngọn nến được thắp lên lung linh trong Lễ cấp sắc 12 đèn giữa không gian văn hóa rực rỡ và kỳ ảo.
 

Gần 30 năm mong đợi lễ

Đã gần 30 năm trôi qua, trên đỉnh Ky Công Hồ mới có một lễ cấp sắc 12 đèn như thế. Trên khoảng ruộng bậc thang nơi triền gió, trong căn lán rộng chừng 300m2, tiếng chuông đồng hòa cùng tiếng kèn, trống và chập cheng vẫn vang lên rộn ràng, giọng đọc của thầy cúng, lúc trầm xuống, khi dồn dập liên hồi.

Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng đối với người Dao đỏ - lễ cấp sắc 12 đèn diễn ra liên tục trong 4 ngày, 4 đêm. Khi chúng tôi đến, đã có hơn 200 người tụ hội về đây, trong một không gian đậm màu sắc văn hóa của đồng bào Dao đỏ.

Ông Chảo Chỉn Nhàn, một người Dao đỏ, 50 tuổi, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ky Công Hồ thì lễ cấp sắc 12 đèn này là sự kiện trọng đại bậc nhất. Sau 3 năm vất vả chuẩn bị, ông đứng ra chủ trì tổ chức lễ với sự tham gia của 35 cặp vợ chồng người Dao đỏ từ khắp các địa phương trên địa bàn Lào Cai, có cả đồng bào Dao đỏ tỉnh Lai Châu.

Cùng với cấp sắc cho người dương, thì nghi lễ này còn cấp sắc cho 73 người đã khuất, là ông bà, cụ kỵ từ 2 đến 6 đời thuộc 4 dòng họ: Chảo, Tẩn, Lý, Hoàng mà khi còn sống họ chưa được cấp sắc 12 đèn.

14-13-31_2
Các học trò tham gia phần nghi lễ dâng hương

Xúng xính trong bộ quần áo in hình rồng phượng rực rỡ, ông Chảo Chỉn Nhàn tâm sự: "Các ông bà, cụ kỵ dòng họ Chảo nhà mình từ cách đây 5,6 đời chưa có điều kiện cấp sắc 12 đèn, nên trách nhiệm của mình là phải cố gắng tổ chức cấp sắc cho các cụ, sau đó đến vợ chồng mình và con trai".

Theo quan niệm của người Dao đỏ, chỉ khi được cấp sắc 12 đèn, thì lúc chết đi mới về được với tổ tiên, sang “thế giới bên kia” hai vợ chồng mới được công nhận vẫn là vợ chồng, được ở bên nhau mãi mãi. Người đàn ông Dao đỏ nào sau khi được cấp sắc 3 đèn, 7 đèn, rồi được cấp sắc 12 đèn là bậc cao nhất, được cộng đồng trọng vọng nhất, sẽ trở thành “ sự phụ”, là thầy cúng giỏi, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng.
 

Rực rỡ không gian văn hóa người Dao đỏ

Từ xa nhìn lại, căn lán nơi diễn ra lễ cấp sắc khá đơn giản, nhưng khi vào trong, ai cũng phải choáng ngợp trước không gian rực rỡ và đậm màu sắc văn hóa dân tộc Dao. Nơi diễn ra các nghi lễ cúng quan trọng có bàn thờ chính, bàn thờ trung tâm lán và nhiều bàn thờ nhỏ, ở giữa là nơi các học trò ăn, ngủ, bốn bên dán giấy đỏ, giấy hồng, hoa văn tinh tế.

Khu vực này cũng được trang trí bởi gần 100 bức tranh thờ là chân dung các vị thần, được vẽ rất công phu bởi bàn tay tài hoa của nghệ nhân Dao đỏ. Phía sau là không gian riêng nơi tập trung của những người phụ nữ Dao đỏ, vợ các học trò. Trong lán còn có phòng dành riêng cho 12 thầy cúng. Bên ngoài lán có một đàn tràng thấp ở gần và một đàn tràng cao cách xa khoảng 100m được dựng lên, bốn bên có 4 cây nêu cao treo sớ dài, giấy trắng, giấy đỏ thả bay trong sương gió.

14-13-31_3
14-13-31_4
Nghi lễ cấp sắc 12 đèn mang đậm tính nhân văn và bản sắc văn hóa của đồng bào Dao đỏ

Suốt trong 4 ngày, 4 đêm, các nghi lễ cúng của lễ cấp sắc 12 đèn diễn ra liên tục, trong tiếng trống, tiếng chuông đồng, tiếng kèn, chập cheng rộn rã, đưa các học trò cũng như người xem vào một bầu không khí linh thiêng, huyền bí. Ở lễ dâng hương tổ tiên, dòng họ, các học trò người Dao đỏ xếp thành hàng trước bàn thờ trung tâm, dưới sự dẫn dắt của thầy cả và các thầy cúng, họ cùng thực hiện các vũ điệu rất độc đáo. Tiếng nhạc càng rộn ràng, bước nhảy của các học trò càng say sưa, cuồng nhiệt. Tại bàn thờ chính, các thầy cúng cùng nâng tờ sớ dài hàng mét, soi đèn đọc chữ, thực hiện nghi thức cúng huyền bí.

Độc đáo và đẹp nhất là vào đêm thứ 3 của lễ cấp sắc. 2 giờ đêm, trời rét tái tê, thầy cả Chảo Tờ Phủ, 59 tuổi, đầu đội mũ có vẽ hình các vị thần, cùng 11 thầy cúng trang phục “ long bào” áo mũ rồng phượng trang trọng thắp nến “ lên đèn” cho các học trò. Một khay nhỏ 7 ngọn nến và một khay 12 ngọn nến lung linh được thắp lên và được các thầy cúng truyền qua đầu các học trò nhiều vòng, kèm theo tiếng kèn dẫn đường và các bài cúng. Kết thúc nghi lễ này mỗi thầy cúng dùng hai chiếc gậy làm phép nâng học trò đứng dậy.

Sang ngày cuối cùng là nghi lễ độc đáo ở đàn tràng cao ngoài trời. Các cặp vợ chồng được các thầy làm lễ chứng nhận kết hôn để sang thế giới bên kia mãi mãi bên nhau. Cặp vợ chồng nào cũng khác trên mình bộ trang phục rực rỡ nhất, đặc biệt là trang phục của cô dâu người Dao đỏ với khăn đội đầu thêu hoa văn cầu kỳ và nhiều vòng bạc sáng bóng.

Ông Chảo Chỉn Nhàn cho biết việc tổ chức lễ cấp sắc 12 đèn rất tốn kém, công phu, thường phải có sự tham gia của trên 30 cặp vợ chồng thì mới tổ chức được. Để được cấp sắc 12 đèn, thì mỗi cặp vợ chồng phải đóng góp 6 triệu tiền mặt, 100 kg gạo tẻ, 10 kg gạo nếp, 20 lít rượu, 50 kg lợn, 1 con gà, 2 kg muối, 1 kg mì chính, 1 kg ớt… Tổng chi phí cho nghi lễ này lên tới 500 triệu đồng, trong đó gia chủ là người chủ trì lễ cấp sắc 12 đèn bỏ ra 300 triệu đồng.

14-13-31_5
Các học trò phải ăn chay trong thời gian diễn ra lễ cấp sắc 12 đèn

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, người tham gia nghi lễ cấp sắc 12 đèn, cũng có nhiều điều phải kiêng kỵ. Trước đó, các cặp vợ chồng phải giữ cho mình thật trong sạch, tuyệt đối kiêng quan hệ nam nữ trong một thời gian nhất định, không được nói lời tục, làm điều xấu. Trong suốt 4 ngày, 4 đêm diễn ra lễ cấp sắc, từ thầy cúng đến học trò và khách mời đều ăn chay, tuyệt đối không có món nào dính mỡ. Trong khi thầy cúng và các học trò làm lễ, những người phụ nữ, trẻ em đến xem ngồi quây quần bên đống lửa, họ rì rầm nói với nhau câu chuyện với giọng nói chỉ đủ nghe, những nụ cười cũng thật kín đáo, tránh kinh động đến các vị thần linh.

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.