| Hotline: 0983.970.780

Lúng túng chọn nghề

Thứ Tư 18/08/2010 , 09:45 (GMT+7)

Nhu cầu học nghề của LĐNT là rất lớn. Thế nhưng đào tạo nghề gì cho họ, tổ chức học ra sao để thu hút được nông dân đến lớp.

Nhiều địa phương vẫn lúng túng không biết chọn nghề gì cho lao động nông thôn

Nhu cầu học nghề của LĐNT là rất lớn. Thế nhưng đào tạo nghề gì cho họ, tổ chức học ra sao để thu hút được nông dân đến lớp.

Ông Ngô Thành Tâm, Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kiên Giang cho biết, trong 4 năm qua (2006 – 2009), tỉnh đã chi hơn 110 tỷ đồng cho công tác dạy nghề. Trong đó, ngoài đầu tư cho hệ thống trường lớp, phần lớn dùng để hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn thấp. Nguyên nhân là các địa phương còn lúng túng trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo. Thậm chí có phần coi nhẹ công tác đào tạo nghề, chưa xây dựng kế hoạch định hướng để đào tạo nghề và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Về phía người lao động thì nặng tư tưởng chuộng bằng đại học nên không tích cực học nghề.

Thực tế cho thấy, ở hầu hết các địa phương, việc đào tạo nghề chưa phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó dẫn đến thực tế những người được đào tạo nghề xong cũng rất khó xin được việc làm. Vì vậy, nông dân ngại ra lớp học, họ sợ tốn thời gian, công sức mà không mang lại hiệu quả gì. Bên cạnh đó, các cơ sở dạy nghề chưa có sự phối hợp với nhau cũng như với chính quyền nên ngành nghề đạo tạo trùng lắp, tốn tiền tốn cả thời gian. Chỗ khó khăn thì thiếu trường lớp để học, nhưng ngược lại nhiều xã phường lại có quá nhiều cơ sở đạo tạo, gây áp lực cho địa phương trong khâu quản lý, vận động người theo lớp học.

Chẳng hạn, xã nào, ấp nào cũng mở lớp sửa xe gắn máy thì khi ra trường lấy việc đâu mà làm. Ví dụ mỗi lớp có 30 học viên, khi cấp chứng chỉ xong phải mở 30 tiệm sửa xe gắn máy là điều không thể.
ThS Lê Thái Dương, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện có khoảng 80% LĐNT ở ĐBSCL chưa qua đào tạo nghề. Thế nhưng khi vận động họ đến lớp lại không dễ. Theo ông Dương muốn thu hút được nông dân ra lớp học thì trước hết chính quyền phải vào cuộc. Trong kế hoạch đào tạo nghề, địa phương cần xem ngành nào nông dân cần và là thế mạnh kinh tế của địa phương thì tập trung đầu tư, mở lớp. Chẳng hạn như nuôi tôm, trồng lúa, trồng màu hay nuôi con gì mà nông dân khi ra trường có thể áp dụng ngay tại địa phương. Điều mà nông dân cần là sau khi học xong có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả SX, chứ không thể đào tạo lan man. Cái khó hiện nay là chưa có đội ngũ tư vấn đào tạo nghề cho LĐNT.                       

Theo ông Dương, nếu vấn đề đào tạo nghề thời gian tới không có sự đột phá, đổi mới nội dung, phương pháp thì người dân sẽ không theo học. Hoặc có theo lớp thì cũng chỉ nhằm mục đích để nhận được số tiền bồi dưỡng lúc rảnh rỗi không biết làm gì chứ không phải mong muốn học nghề thực thụ. Đào tạo nghề phải hướng đến những vấn đề bức thiết, đáp ứng nhu cầu thật sự của người dân chứ không nên chạy theo số lượng.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.