| Hotline: 0983.970.780

Mèo trong chuyện ngụ ngôn, thành ngữ, tục ngữ khắp thế giới

Chủ Nhật 22/01/2023 , 06:48 (GMT+7)

Chúng ta sử dụng nhiều thói quen và đặc tính riêng của loài mèo để miêu tả các tình huống hoặc cảm xúc trong cuộc sống.

Hình ảnh mèo xuất hiện trong bức tranh dân gian Đông Hồ 'Đám cưới chuột'.

Hình ảnh mèo xuất hiện trong bức tranh dân gian Đông Hồ "Đám cưới chuột".

Mèo là một loài vật săn mồi siêu hạng nhờ những kĩ năng rình mồi, tốc độ, sự nhạy bén nhưng khi trước con người nó đóng một vai khác. Mèo nhẹ nhàng, yếu đuối và đôi khi còn tỏ ra nhút nhát. Hầu hết mọi người đều yêu thích nó. Mèo trở thành một trong những thú cưng phổ biến nhất.

Do vậy con người sử dụng nhiều thói quen và đặc tính riêng của nó để miêu tả các tình huống hoặc cảm xúc trong cuộc sống. Ví dụ thành ngữ Việt Nam nói “mỡ để miệng mèo” ý nói chưng ra cái gì đó mà khiến người khác thèm khát, có thể gây hại tới mình, xuất phát từ tập tính của mèo là thích ăn mỡ. Hoặc câu “mèo quào không xuể phên đất” ý nói người tài hèn sức yếu không đảm đương được việc to, cũng là một cách răn người phải tự lượng sức mình.

Mèo có mặt khắp mọi nơi: tại nhà, bên ngoài, tranh vẽ dân gian, phim hoạt hình, tiểu thuyết. Đặc biệt trong những hình thức cổ xưa nhất là truyền miệng, như các thành ngữ, tục ngữ, truyện ngụ ngôn. Trong bài viết này, người viết giới thiệu một số câu chuyện hoặc câu nói hay về mèo khắp thế giới.

Đeo lục lạc cho mèo

Đeo lục lạc cho mèo (Bell the Cat, chuông hoặc lục lạc) là một câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng, được viết bởi một nhà văn Hy Lạp tên Aesop (620–564 trước công nguyên). Truyện kể về một nhóm các con chuột lên kế hoạch để vô hiệu hóa sự đe dọa của một con mèo.

Tác phẩm 'Đeo lục lạc cho mèo' kể về một nhóm các con chuột lên kế hoạch để vô hiệu hóa sự đe dọa của một con mèo.

Tác phẩm "Đeo lục lạc cho mèo" kể về một nhóm các con chuột lên kế hoạch để vô hiệu hóa sự đe dọa của một con mèo.

Một con trong đó đề xuất treo một cái lục lạc lên cổ mèo, vì vậy chúng sẽ được cảnh báo khi con mèo tới gần. Kế hoạch được hưởng ứng nhiệt liệt, chỉ trừ một con khác nói rằng ai sẽ tình nguyện treo lục lạc lên mèo. Cuối cùng tất cả đều viện cớ từ chối.

Câu chuyện cho ta một bài học luân lý về sự khác nhau cơ bản giữa ý tưởng và tính khả thi của chúng và điều này ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của một kế hoạch nhất định. Mặt khác câu chuyện cũng cho thấy sự mâu thuẫn giữa sự nhất trí chung và chủ nghĩa cá nhân.

Người phương Tây từ đó sử dụng thành ngữ “đeo lục lạc cho mèo” với ý nghĩa rằng đủ dũng cảm để làm điều gì đó mà tốt cho một nhóm mà bạn là thành viên, nhưng nguy hiểm và khó khăn. Ví dụ: Ai sẽ đủ dũng cảm để “đeo lục lạc cho mèo”?  Do ý nghĩa sâu sắc và tính thời sự của nó, câu chuyện phổ biến khắp thế giới với các phiên bản khác nhau. Nó còn được mô tả rộng rãi bởi các họa sĩ qua tranh vẽ, hoặc trong các tác phẩm âm nhạc, trò chơi, phim ảnh.

Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, nếu nó bắt chuột nó là một con mèo tốt

Câu tục ngữ trên được cho là tục ngữ cổ của Trung Quốc, được nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình nói ra vào khoảng năm 1963, thời điểm Trung Quốc tiến hành “Bốn hiện đại hóa”, nhằm củng cố bốn lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học-công nghệ.

'Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, nếu nó bắt chuột nó là một con mèo tốt' được cho là câu tục ngữ cổ của Trung Quốc.

"Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, nếu nó bắt chuột nó là một con mèo tốt" được cho là câu tục ngữ cổ của Trung Quốc.

Vào thời gian đó, Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn về mặt kinh tế, trong khi các nước láng giềng như Nhật, Hàn Quốc đã bỏ xa họ. Họ đã xem sự thịnh vượng kinh tế là một trong những mục tiêu lớn nhất, nếu dựa vào một hệ tư tưởng thì khó giải quyết bởi vì hệ tư tưởng dù hoàn hảo tới đâu thì nó chỉ là một tập hợp các nguyên tắc và lòng tin, nghĩa là nó chung chung, không hữu dụng để giải quyết các vấn đề thực tế.

Đặng đã chọn một quan điểm thực dụng mà chủ nghĩa tư bản đã và đang vận hành. Nhưng nếu nói theo cách nói Tây phương thì sẽ không phù hợp, và để vừa lòng nhiều nhóm khác nhau, ông đã chọn một câu tục ngữ cổ Trung Quốc mà ông nghe từ một người dân Tứ Xuyên.

Mèo trắng hay mèo đen ám chỉ các phương pháp chung giải quyết vấn đề khác nhau, ví dụ như “kinh tế thị trường” hay “kinh tế kế hoạch”; mèo tốt ám chỉ phương pháp thực tế có thể giải quyết các vấn đề thực tế. Nghĩa chung của cả câu tục ngữ có nghĩa là hãy sử dụng bất kì phương pháp nào nhằm đạt được mục đích.

Ví dụ Trung Quốc sau nhiều năm đóng cửa với thế giới, dưới thời ông Đặng, Trung Quốc đã chính thức cho phép khoán hộ vào năm 1982, tức cho phép người nông dân cày cấy trồng trọt ở một thửa ruộng đã phân chia cho mình, hoặc các chính sách khác như cho phép người dân kinh doanh, cho phép đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Nhờ vậy, mà nền kinh tế Trung Quốc cất cánh sau đó, hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP sau Mỹ.

Đối với Việt Nam, năm Mão có những ký ức may mắn tốt đẹp.

Đối với Việt Nam, năm Mão có những ký ức may mắn tốt đẹp.

Đối với Việt Nam, năm Mão có những ký ức may mắn tốt đẹp, như năm Ất Mão-1975 là năm đất nước thống nhất sau nhiều năm chiến tranh, hay năm Đinh Mão -1987 cả nước bắt đầu công cuộc đổi mới mà sau đó đã đạt được những thành tựu tốt đẹp về mặt kinh tế.

Sang năm Quý Mão 2023 hy vọng đất nước sẽ có những bước phát triển hơn nữa, như cha ông ta nói là “mèo lành ai nỡ xách tai”. Đối với kinh tế thì “mèo nhỏ bắt chuột nhỏ”, tức là làm sao mà lượng sức của mình cho phù hợp thì chắc chắn sẽ thành công.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm