| Hotline: 0983.970.780

Mở đường cho An Minh cán đích

Thứ Ba 07/11/2023 , 13:37 (GMT+7)

Kiên Giang Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện cho sản xuất, lưu thông hàng hóa, đã mở đường cho An Minh tiến lên huyện nông thôn mới.

Phát triển giao thông, thủy lợi

An Minh là một trong 4 huyện thuộc vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Là huyện thuần nông, An Minh xuất phát điểm thấp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng giao thông còn yếu kém, chưa đồng bộ, nên việc kêu gọi đầu tư còn gặp khó khăn. Cách đây hơn 10 năm, khi triển khai chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Ban chỉ đạo huyện An Minh xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi thuận tiện cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa sẽ tạo động lực để đẩy nhanh các tiêu chí nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới, hàng trăm km đường giao thông nông thôn ở An Minh đã được nhựa hóa, bê tông hóa và được trồng cây xanh hoặc trồng hoa hai bên, tạo cảnh quan, bóng mát. Ảnh: Trung Chánh.

Xây dựng nông thôn mới, hàng trăm km đường giao thông nông thôn ở An Minh đã được nhựa hóa, bê tông hóa và được trồng cây xanh hoặc trồng hoa hai bên, tạo cảnh quan, bóng mát. Ảnh: Trung Chánh.

Là huyện thuộc vùng sông nước, An Minh có điều kiện phát triển cả giao thông đường bộ, lẫn đường thủy. Đường bộ có tỉnh lộ 967 và đường hành lang ven biển phía Nam giao với Quốc lộ 63 từ Rạch Giá đi các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và tương lai nối với đường Hồ Chí Minh. Từ đó, hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh sẽ kết nối với các tuyến giao thông trọng điểm trong khu vực ĐBSCL.  

Đường thủy có mạng lưới sông ngòi, phân bổ rộng khắp, đặc biệt có tuyến sông Xáng Xẻo Rô thuộc Cục đường thủy phía Nam nối liền hệ thống đường thủy từ thành phố Rạch Giá về Cà Mau đi ngang qua trung tâm huyện với chiều dài trên 117 km. Sông Xáng Xẻo Rô – Cán Gáo rộng từ 40 - 50m, chiều sâu từ 3-4m là tuyến kênh rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản, là trục giao thông thủy quan trọng của cả vùng. Ngoài ra, có tuyến kênh Chống Mỹ song song với tuyến sông Xáng Xẻo Rô – Cán Gáo, thông ra biển Tây bởi hệ thống sông, kênh ngang, dọc là hệ thống giao thông thủy quan trọng tên địa bàn.

Sông Xáng Xẻo Rô là tuyến kênh rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản, là trục giao thông thủy quan trọng của cả vùng. Ảnh: Trung Chánh.

Sông Xáng Xẻo Rô là tuyến kênh rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản, là trục giao thông thủy quan trọng của cả vùng. Ảnh: Trung Chánh.

Với vị trí địa lý và điều kiện giao thông thủy, bộ như trên đã tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hóa với các địa phương khác trong vùng và liên vùng, tạo ra những lợi thế nhất định cho huyện An Minh trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Quá trình xây dựng nông thôn mới, nhiều công trình, dự án về giao thông trên địa bàn huyện An Minh đã được đầu tư, xây dựng, như đường KT1, đường bờ Tây kênh xáng Xẻo Rô, đường Thứ 8 – Thuận Hoà, đường bờ Tây kênh Chống Mỹ… Bên cạnh đó, đã tập trung chỉ đạo, triển khai thi công xây dựng nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn trên địa bàn. Chỉ tính trong 3 năm gần đây, toàn huyện đã xây dựng hoàn thành 130 km lộ giao thông nông thôn. Tỷ lệ nhựa hoá, bê tông hoá đường giao thông nông thôn trên toàn huyện đến nay đạt 80%.

Bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới, cảnh quan môi trường được làm mới theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn đã đảm bảo ô tô đi đến trung tâm tất cả các xã, thủy lợi được đầu tư ngày càng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nhiều mô hình sản xuất đem lại lợi nhuận cao cho nông dân, thu nhập người dân từng bước được nâng lên, bình quân đạt 60,8 triệu đồng/người/năm.

Phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới

Sau hơn 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện An Minh đã đạt nhiều kết quả khả quan. Đến nay trên địa bàn huyện có 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 thị trấn đang hoàn tất các tiêu chí để chứng nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.

Năm 2023, huyện phấn đấu xây dựng 2 xã Đông Hưng và Vân Khánh Đông đạt nông thôn mới nâng cao và huyện hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới.

Xã hội hóa xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn ở huyện An Minh ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Xã hội hóa xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn ở huyện An Minh ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Văn Phỉ, Chủ tịch UBND huyện An Minh cho biết, qua thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, nhất là việc chủ động xây dựng Đề án huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã giúp cho các ngành, các cấp chủ động định hướng trong thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, đã tạo được sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, diện mạo nông thôn đã được đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được nhân dân và xã hội đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa lớn và từng bước mang lại hiệu quả thiết thực.

Là huyện thuộc vùng sông nước, An Minh có điều kiện phát triển cả giao thông đường bộ, lẫn đường thủy. tạo thuận lợi cho đi lại và giao thương hàng hóa. Ảnh: Trung Chánh.

Là huyện thuộc vùng sông nước, An Minh có điều kiện phát triển cả giao thông đường bộ, lẫn đường thủy. tạo thuận lợi cho đi lại và giao thương hàng hóa. Ảnh: Trung Chánh.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện An Minh đã tăng cường công tác chỉ đạo các xã tập trung các nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

Năm 2021, thực hiện đạt nông thôn mới cho 3 xã: Đông Hòa, Đông Hưng A, Tân Thạnh. Năm 2022 huyện chọn phấn đấu và đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đối với xã Đông Thạnh và xã Vân Khánh Tây đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2023 phấn đấu xây dựng 2 xã Đông Hưng và Vân Khánh Đông đạt nông thôn mới nâng cao và huyện hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện huyện nông thôn mới.

Theo Chủ tịch UBND huyện An Minh Nguyễn Văn Phỉ, huyện xác định phấn đấu đến năm 2023 đạt huyện nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện. Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao phải gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Huyện An Minh xác định mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới là nhằm nâng cao thu nhập, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, giữ gìn an ninh trật tự là những tiêu chí cần có kế hoạch chuyên đề thực hiện.

Hiện nay, huyện An Minh có hệ thống giao thông đảm bảo kết nối tới các xã và được bảo trì hàng năm. Trên các tuyến đường đều được trồng cây xanh hoặc trồng hoa hai bên, tạo cảnh quan, bóng mát. Theo đánh giá, huyện An Minh đạt tiêu chí 2 về giao thông theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Đưa sản phẩm trà ‘made in Việt Nam’ ra thị trường quốc tế

YÊN BÁI Chương trình OCOP giúp HTX hoàn thiện các khâu của chuỗi sản xuất một cách khoa học, hiệu quả, từng bước đưa sản phẩm Tuyết Sơn Trà đến người dùng trong nước và quốc tế.