| Hotline: 0983.970.780

Môi trường nuôi tôm Nam Trung Bộ có nhiều biến động bất lợi

Thứ Năm 04/03/2021 , 08:37 (GMT+7)

Kết quả quan trắc, giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2015 - 2020 cho thấy nhiều biến động bất lợi cần đặc biệt lưu ý.

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 khuyến cáo người nuôi áp dụng đồng bộ các biện pháp sau để ổn định môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe tôm nuôi: Ảnh: IT.

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 khuyến cáo người nuôi áp dụng đồng bộ các biện pháp sau để ổn định môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe tôm nuôi: Ảnh: IT.

Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, kết quả quan trắc, giám sát môi trường tại các vùng nuôi tôm nước lợ và vùng tôm hùm tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2015-2020 cho thấy, thời kỳ từ tháng 4 - 6 hàng năm thường xuất hiện thời tiết nắng nóng kéo dài, xen kẽ những cơn mưa trái mùa gây biến động lớn môi trường nước ao nuôi tôm nước lợ làm tăng các yếu tố dinh dưỡng tại các vùng nước cấp.

Ngoài ra, các mẫu nước thu trong thời kỳ này thường có mật độ vi khuẩn Vibrio spp. vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt một số mẫu dương tính với vi khuẩn V.parahaemolyticus mang gen pirA/pirB là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nước lợ.

Bên cạnh đó, một số loài tảo có khả năng gây hại cho tôm hùm nuôi cũng được phát hiện (thường gặp là loài Peridinium sp.), mật độ vi khuẩn Vibrio spp. cao làm tăng nguy cơ tôm hùm nuôi nhiễm bệnh đỏ thân ở giai đoạn giống và Vibriosis.

Kết quả các đợt quan trắc từ tháng 1-2/2021 cho thấy, môi trường ở các vùng nuôi tôm nước lợ và vùng nuôi tôm hùm tiếp tục có biểu hiện ở nhiễm N-NH4­+, mật độ Vibrio spp. vượt ngưỡng cho phép, riêng một số vùng nuôi tôm hùm đã xuất hiện tảo có khả năng gây hại cho tôm hùm nuôi.

Dự báo xu thế diễn biến môi trường tại các vùng nuôi tôm nước lợ và vùng nuôi tôm hùm từ tháng 3 tháng 8/2021 tiếp tục có nhiều biến động, nhất là vào thời điểm giao mùa, nắng nóng, gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của tôm nuôi nước lợ và tôm hùm nuôi lồng, dễ dẫn đến bệnh dịch, đặc biệt bệnh đỏ thân trên tôm hùm giống và hội chứng phân trắng trên tôm nước lợ.

Người nuôi tồm cần thường xuyên lặn theo dõi, kiểm tra sức khỏe tôm hùm nuôi hàng ngày cùng lúc với việc thu gom thức ăn thừa, vỏ tôm lột. Ảnh: IT.

Người nuôi tồm cần thường xuyên lặn theo dõi, kiểm tra sức khỏe tôm hùm nuôi hàng ngày cùng lúc với việc thu gom thức ăn thừa, vỏ tôm lột. Ảnh: IT.

Để hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết, biến động môi trường, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 khuyến cáo áp dụng các biện pháp sau để ổn định môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe tôm nuôi:

Đối với tôm nuôi nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng):

Bám sát khung thời vụ thả giống năm 2021, tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất, nuôi trồng thủy sản của cơ quan chức năng tại địa phương. Chuẩn bị tốt ao nuôi, gia cố bờ, cống nhằm giảm lượng nước rò rỉ, nên rào lưới xung quanh bờ ao và sử dụng riêng dụng cụ cho từng ao nuôi nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi.

Lựa chọn con giống khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng, đã được kiểm dịch đảm bảo không nhiễm các bệnh nguy hiểm, đặc biệt EHP, AHPND và WSSV. Lưu ý, nên thả giống tôm ở mật độ phù hợp với từng loại hình nuôi và hiện trạng trang thiết bị hiện có của cơ sở nuôi để dễ quản lý.

Cần theo dõi tình hình thời tiết, lưu ý lúc chuyển mùa, nắng nóng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. Khi thời tiết nắng nóng, cần duy trì mực nước ao nuôi mức cao tối đa có thể (13-15 m) để ổn định nhiệt độ nước ao nuôi. Khi xuất hiện mưa dông, cần bón vôi xung quanh bờ ao trước và sau khi có mưa lớn.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố cơ bản trong môi trường nước ao nuôi (pH, D0, độ trong, độ mặn,...), theo dõi sức khỏe tôm nuôi. Bên cạnh đó, cân định kỳ lây mâu tôm, nước ao nuôi kiểm tra Vibrio spp., EHP, AHPND và WSSV.

Khi phát hiện tôm nuôi có các biểu hiện bất thường hoặc nhiễm các loại bệnh trên, người nuôi cân báo với cơ quan quản lý địa phương để được kiểm tra xác định nguyên nhân và hướng dẫn thực hiện các biện pháp theo quy định.

Đối với tôm hùm:

Người nuôi cần tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất, nuôi trồng thủy sản của cơ quan chức năng tại địa phương. Thường xuyên theo dõi thời tiết và tiến hành thả giống tôm hùm nuôi khi thời tiết có nắng ấm. Giống thả nuôi phải đảm bảo kích cỡ theo quy định của Tổng cục Thủy sản.

Vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu, hàu, hà bám làm bít lỗ lưới nhằm tạo sự thông thoáng, tăng cường lưu thông nước. Trước giai đoạn chuyển mùa (từ tháng 4-6/2021) cần sử dụng thức ăn tươi có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời bổ sung thêm các chế phẩm, hoạt chất sinh học, vitamin, khoáng chất nhằm tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho tôm hùm nuôi.

Khi thời tiết nắng nóng, cần sử dụng lưới lan che bề mặt lồng nuôi để giảm ánh sáng trực tiếp. Theo dõi, chú ý đến màu nước trong khu vực nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi màu nước thay đổi bất thường, chuyển sang màu đỏ hay màu xanh đậm (do tảo phát triển).

Thường xuyên lặn theo dõi, kiểm tra sức khỏe tôm hùm nuôi hàng ngày cùng lúc với việc thu gom thức ăn thừa, vỏ tôm lột. Nếu phát hiện tôm bệnh (yếu, tách khỏi đàn) cần cách ly để điều trị tích cực hay tiêu hủy nhằm ngăn chặn lây lan bệnh trong đàn tôm.

Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.