| Hotline: 0983.970.780

Một điểm thi không ai tin con mình đỗ!

Thứ Hai 11/07/2011 , 09:32 (GMT+7)

Có lẽ, trong tất cả các hội đồng thi, không có điểm thi nào phụ huynh lại thiếu tự tin, lo lắng sợ con mình trượt như các điểm thi vào ĐH Y Hà Nội. 

“Từ hôm lên đây đến giờ là tròn 10 đêm tôi không ngủ được” - ông Thanh, bố của thí sinh Bùi Kim Hoàn, thi vào ĐH Y Hà Nội cho hay. Cùng chung mối lo như nhiều phụ huynh khác khi con tham gia dự thi vào ĐH Y, ông Thanh lo ngại: "Dù Hoàn có lực học khá tốt, nhiều năm liền thuộc tốp đầu của Trường THPT Lý Tự Trọng ( Nam Trực, Nam Định), nhưng nếu nó đi thi trường gì thì tôi không ngại, chứ thi trường này thì cũng hơi gay đấy, chả biết có đỗ được không”. “Con mình đi thi về cũng bảo làm được bài, nhưng ở đây mới thấy thi váo ĐH Y toàn những học sinh siêu thôi, mà trường toàn lấy 26-27 điểm, có năm 3 môn đều được 9 vẫn còn trượt” - ông Thanh lắc đầu lè lưỡi. 

Còn phụ huynh Nguyễn Văn An quê ở Hoằng Hóa- Thanh Hóa, có con là Nguyễn Văn Hoàn lại cho hay: Cả nhà anh ai cũng thích ngành y, bản thân Hoàn cũng thích làm bác sỹ để cứu người nên đã cố gắng học tập để thi vào trường này. "Thằng cu nhà tôi học lực loại khá, mà trường này toàn tuyển giỏi, năm nay khó mà thi đỗ. Nhưng nhà tôi không gây áp lực, để tinh thần nó thoải mái biết đâu trúng?”- anh An xuề xòa nói. Trong câu chuyện, anh An cũng bộc bạch, nếu năm nay không đỗ gia đình sẵn sàng cho con mình lên Hà Nội ôn để sang năm...quyết vào Trường Y.

Không chỉ phụ huynh lo con mình trượt, mà ngay cả sỹ tử làm được bài cũng không dám tin mình đỗ. Bước ra khỏi trường thi, kiểm tra lại bài và nhẩm tính chắc chắn mình được khoảng 26 điểm nhưng Đinh Xuân Hậu quê ở Bắc Giang dự thi ngành Bác sỹ đa khoa vẫn không thể thoải mái: “Ngành này năm ngoái lấy 26 điểm. Với tình hình các bạn đều làm được bài chung như năm nay, không khéo lại lấy cao hơn cũng nên. Em thi xong rồi mà hồi hộp lo lắng hơn cả lúc chưa thi" - Hậu lo âu nói.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.