| Hotline: 0983.970.780

Một số giải pháp trong việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ở ĐBSCL

Thứ Năm 03/11/2022 , 15:41 (GMT+7)

ĐBSCL Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả thời gian qua tại ĐBSCL còn gặp một số hạn chế. Thời gian tới cần một số giải pháp cụ thể từ các địa phương.

Nông dân chuyển đổi trồng dưa lưới trong nhà màng. Ảnh: Hữu Đức.

Nông dân chuyển đổi trồng dưa lưới trong nhà màng. Ảnh: Hữu Đức.

Nông dân ĐBSCL chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhắm đến tăng hiệu quả sản xuất và đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Trong đó việc chuyển đổi trồng cây ăn trái hay luân canh rau màu, diện tích tăng nhanh hoặc chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ nông sản.

Tỉnh Sóc Trăng năm 2021 chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đạt trên 1.700 ha. Trong đó, chuyển sang cây hàng năm hơn 1.000 ha, cây lâu năm 534 ha và nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa hơn 160 ha. Tuy nhiên, Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, do ảnh hưởng dịch Covid-19 trong năm 2021 nên tình hình tiêu thụ một số loại rau màu và cây ăn trái gặp khó khăn, giá cả giảm mạnh so với cùng kỳ. Vì thế có phần ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi cây trồng trên địa bàn tỉnh. 

Còn theo Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, cây mè vẫn duy trì ổn định thị trường tiêu thụ. Năm 2021 thành phố Cần Thơ tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Cụ thể có gần 1.700 ha diện tích cây ăn trái các loại như xoài, mít, sầu riêng, chanh... được trồng mới trên nền đất lúa kém hiệu quả. Bên cạnh đó, trong vụ hè thu 2021 việc luân canh trên nền đất lúa, TP Cần Thơ chuyển đổi sang trồng mè hơn 1.000 ha.

Tồn tại trong chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

Theo Cục Trồng trọt, tình hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa năm 2022 của vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL ước đạt trên 78.000 ha. Trong đó, ĐBSCL có diện tích chuyển đổi ước trên 73.000 ha. Có nhiều nguyên nhân, tồn tại trong quá trình chuyển đổi, như việc chuyển đổi sang trồng cây ăn trái, về kỹ thuật canh tác. Vùng chuyển đổi còn mang tính tự phát, chưa gắn với kế hoạch chung.

Một số cây trồng khi chuyển đổi nhưng lại có lợi thế cạnh tranh kém, đầu ra tiêu thu sản phẩm chưa ổn định do quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa còn thiếu liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chưa đảm bảo khâu tiêu thụ mang tính bền vững. Nhất là chính sách khuyến khích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa chưa được thực hiện mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng chủ yếu phục vụ cho sản xuất lúa nên việc chuyển đổi sang cây trồng khác chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả thấp.

Trong khi đó, việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng khác đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn. Các địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi gắn với thời vụ, vùng chuyển đổi, cây trồng, khoa học-kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Một số địa phương chưa tính toán chi tiết và phân tích đầy đủ giá trị sản xuất trồng trọt nên việc khuyến cáo, tổ chức chuyển đổi chưa đạt hiệu quả cao.

Một số giải pháp trong việc chuyển đổi 

Theo Cục trồng trọt, để thực hiện tốt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, các địa phương cần quan tâm thực hiện một số giải pháp. Tăng cường tuyên truyền, vận động và phổ biến rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Lựa chọn giống có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái, giống có khả năng chống chịu được sâu bệnh tốt.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật từng loại cây trồng chuyển đổi cho các hộ dân ứng dụng nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện các mô hình trình diễn hiệu quả nhằm giúp các hộ dân học hỏi áp dụng. Kết nối và mời gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, cung ứng giống tốt và bao tiêu sản phẩm ổn định cho nông dân sản xuất. 

Trên đất lúa chuyển đổi cần qui hoạch bố trí gieo trồng tập trung cùng nhóm cây trồng như vùng ngô lai, vùng đậu đỗ,...để dễ điều tiết nguồn nước. Biện pháp canh tác cây rau màu tùy thuộc vào điều kiện đất đai, mùa vụ, hệ thống tưới tiêu, đối tượng cây trồng để xác định biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý mới có hiệu quả cao. Trên đất chuyên màu cần chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý và bón phân cân đối.

Trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu cần chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, tuyệt đối không để úng cục bộ. Cần lên băng liếp thông thoáng, liên vùng không có hiện tượng lúa màu đan xen. Tùy theo thành phần cơ giới đất và độ màu mỡ của đất để bón cân đối NPK, không để thừa đạm gia tăng sâu bệnh và năng suất thấp. (Nguồn Cục Trồng trọt).

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.