| Hotline: 0983.970.780

Mưa lũ ở Trung Quốc & ý kiến chuyên gia

Chủ Nhật 05/07/2020 , 09:52 (GMT+7)

Hơn một tháng ròng mưa xối xả tại miền nam Trung Quốc đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng và thiệt hại lớn, tuy nhiên vẫn còn nhiều lý do để lo ngại phía trước. 

Một người dân ở tỉnh Quý Châu thẫn thờ nhìn dòng nước lũ trước hiên nhà hôm 13/6. Ảnh: Xinhua

Một người dân ở tỉnh Quý Châu thẫn thờ nhìn dòng nước lũ trước hiên nhà hôm 13/6. Ảnh: Xinhua

Tính đến cuối tuần qua, mưa lũ đổ về sông Dương Tử, tức sông Trường Giang lớn nhất  Trung Quốc đã buộc chính quyền các địa phương phải sơ tán hơn 700.000 người ra khỏi phạm vi nguy hiểm.

Cảnh báo lũ ở các tỉnh trung và hạ lưu sông Dương Tử đã được nâng từ cấp bốn lên cấp ba vào hôm thứ Bảy (4/7). Lần đầu tiên được tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo với chính quyền các địa phương về những trận mưa lớn hơn sẽ tiếp tục kéo dài cho tới trung tuần tháng này.

Bộ Quản lý Tình trạng khẩn cấp cho biết, tính đến Chủ nhật tuần trước đã có trên 12 triệu người thuộc 13 tỉnh thành đã bị ảnh hưởng cuộc sống bởi mưa lũ kéo dài từ đầu tháng 6 khiến khoảng 100 người chết hoặc mất tích và 729.000 cư dân buộc phải rời bỏ nhà cửa. Thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 25,7 tỷ nhân dân tệ (3,63 tỷ USD), trong khi các nguồn tin độc lập cho biết, đây mới là con số thống kê sơ bộ chứ trên thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều.

Lũ lụt đe dọa nhấn chìm một khu dân cư ở Trung Khánh hôm 1/7. Ảnh: Xinhua

Lũ lụt đe dọa nhấn chìm một khu dân cư ở Trung Khánh hôm 1/7. Ảnh: Xinhua

Các chuyên gia dự báo thời tiết cảnh báo, điều tồi tệ có thể vẫn chưa tới khi các trận mưa sắp tới ​​sẽ ảnh hưởng và gây mất mùa nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp hiện vẫn đang loay hoay  phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên phản hồi lại ý kiến chuyên gia thời tiết, giới quan chức nước này vẫn bày tỏ sự tin tưởng trong việc kiểm soát lũ lụt và ngăn chặn thiệt hại, đồng thời trưng ra những nỗ lực kiểm soát lũ lớn ở dọc theo các con sông lớn như sông Dương Tử.

Ông Ning Lei, quan chức Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang nói với hãng tin Tân Hoa xã: “Hiện 40 hồ chứa, trong đó bao gồm cả hệ thống đập Tam Hiệp vẫn có thể giúp điều chỉnh lưu lượng nước và lũ lụt, đồng thời chúng có khả năng xử lý tới 57,4 tỷ mét khối nước. Đây chính là cơ sở và là những vũ khí mạnh mẽ, hiệu quả và tiết kiệm nhất để ngăn chặn lũ lụt”.

Ở tầm nhìn xa hơn, ông Yang Fuqiang, cố vấn cấp cao về biến đổi khí hậu và chính sách năng lượng thuộc Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở thủ đô Bắc Kinh cho biết,  Trung Quốc dự kiến ​​sẽ phải đối mặt với tần suất lượng mưa cực đoan nhiều hơn trong những năm tới.

Thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra ở Trung Quốc chưa thể tính nổi. Ảnh: VCG

Thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra ở Trung Quốc chưa thể tính nổi. Ảnh: VCG

 “Những ngày này, chúng tôi đang chứng kiến ​​một xu hướng lũ lụt ngày một dữ dội hơn và lượng mưa cực đoan sẽ xảy ra bất thường trên nhiều khu vực rộng lớn”, ông Yang nói thêm.

Đồng quan điểm, tổ chức phi chính phủ Greenpeace cũng nhận định rằng, những dạng thức thời tiết khắc nghiệt như vậy sẽ sớm trở thành điều bình thường mới. “Lượng mưa cực đoan không phải là ngẫu nhiên. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ nhân tố ‘biến đổi khí hậu’ ở đằng sau những trận lụt dữ dội này”, tổ chức giám sát môi trường cảnh báo.

Theo Sách xanh Biến đổi khí hậu Trung Quốc xuất bản năm 2019, tính từ năm 1961 đến 2018, nước này đã chứng kiến một sự gia tăng về các trận “đại hồng thủy”. Trong đó đặc biệt là từ giữa những năm 1990, tần suất các đợt mưa lũ cực lớn và gây thiệt hại nặng nề cả về con người lẫn kinh tế đã tăng lên đáng kể.

Ông Zou Ji, chủ tịch của Quỹ Năng lượng Trung Quốc cũng nhất trí, biến đổi khí hậu rõ ràng đã dẫn đến tình trạng thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn trên khắp thế giới và điều này là một lời nhắc nhở đối với chúng ta cần phải xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm để giảm tổn thất.

Cuốn sách này cũng cho biết thêm, trong giai đoạn từ năm 1951 đến 2018, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Trung Quốc đã tăng 0,24 độ C cứ sau mỗi chu kỳ 10 năm- một tốc độ nhanh hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu trong cùng thời kỳ.

Theo Bộ Tài nguyên nước, lượng mưa trung bình hàng tháng trên phạm vi cả nước từ đầu năm đến nay là 292mm, tăng 7% so với các năm trước nhưng lại có sự “phân cực” rất rõ ở nhiều khu vực.

Ông Yang cho biết, đây chính là sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu giữa các khu vực dẫn đến lượng mưa cực đoan ở miền nam nhưng lại hạn hán nghiêm trọng ở miền bắc. Trong khi đó, ở vùng tây bắc Trung Quốc, nơi trước đây thường bị hạn hán vào thời điểm này lại trở nên ẩm ướt và thời tiết ở vùng đông bắc thì bỗng dưng ấm áp.

Theo vị chuyên gia thời tiết này, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất lương thực của Trung Quốc.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất