| Hotline: 0983.970.780

Mua nước biển Hạ Long lên Hà Nội nuôi cua biển trong hộp nhựa

Chủ Nhật 15/05/2022 , 17:07 (GMT+7)

HÀ NỘI Mô hình 'độc lạ' này lần đầu tiên xuất hiện giữa Thủ đô Hà Nội đã không khỏi thu hút sự tò mò của nhiều người.

Tạo môi trường như ngoài biển

Đưa chúng tôi đi xem cơ sở nuôi cua biển trong hộp nhựa tuần hoàn khép kín tại trang trại hữu cơ ME FARM (thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội), anh Lê Đức Cảnh, chủ trang trại kể: “Ý tưởng độc đáo này xuất hiện sau khi tôi tận mắt chứng kiến mô hình tại nước ngoài với quy mô lớn, hiện đại, đem lại hiệu quả kinh tế cao, và đặc biệt thân thiện với môi trường”.

Dành hơn 1 năm nghiên cứu cách làm và tiềm năng kinh tế của cua biển, anh nhận thấy, nhu cầu hải sản càng ngày càng lớn mà nguồn cung tự nhiên càng ngày càng cạn kiệt, nên nuôi hải sản là một xu thế rất tiềm năng.

Tháng 12/2021, anh Cảnh bắt đầu triển khai mô hình nuôi cua biển với hệ thống tuần hoàn trên diện tích 300m2 tại huyện Thanh Trì. Cua biển khi nuôi hộp nhựa được đảm bảo sạch với các loại thức ăn dễ kiếm giá rẻ như ốc bươu vàng, cá, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ... Ảnh: Diệu Vy.

Tháng 12/2021, anh Cảnh bắt đầu triển khai mô hình nuôi cua biển với hệ thống tuần hoàn trên diện tích 300m2 tại huyện Thanh Trì. Cua biển khi nuôi hộp nhựa được đảm bảo sạch với các loại thức ăn dễ kiếm giá rẻ như ốc bươu vàng, cá, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ... Ảnh: Diệu Vy.

Dưới góc độ thực khách, những người có điều kiện kinh tế thường “bạo chi”, chỉ ăn hải sản chứ ít ăn thịt… Đi ăn hải sản, bình quân một người cũng phải chi khoảng hơn 1 triệu đồng, nếu ăn tôm hùm, cua biển loại ngon thì phải tốn mấy triệu đồng.

“Thời điểm này, khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, du lịch nước nhà đang mở cửa, khách du lịch quốc tế sang nhiều, bán hải sản rất sướng”, anh Cảnh chia sẻ.

Mô hình tuần hoàn khi nuôi cua được mô phỏng theo tự nhiên. Trong đó, đèn UV ( xử lý tảo và vi khuẩn...) có tác dụng như mặt trời, hạt kaldnes (như san hô) cho vi sinh trú ngụ và xử lý chất thải của cua qua việc lọc, đánh sủi oxy như sóng đánh ngoài biển.

“Cách nuôi không quá phức tạp. Chỉ cần dùng các hộp nhựa, xếp thành giàn để tiết kiệm không gian nuôi, trong đó bộ phận chính là hệ thống ống nước và các thiết bị đo môi trường. Ưu điểm nổi bật của mô hình này là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn.

Chất cặn bẩn thải ra trong quá trình nuôi cua được lọc qua màng thô, sau đó đưa vào môi trường yếm khí để phân hủy. Chất thải còn lại sau đó đi qua màng lọc, được bổ sung thêm chất khoáng cần thiết và tiếp tục đưa lên hệ thống. Nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5%”, anh Cảnh mô tả.

1 - 1,5 năm không phải thay nước

Áp dụng mô hình tuần hoàn, anh Cảnh nhận ra, việc kiểm soát chất lượng nguồn nước mặn là yếu tố quan trọng nhất. Để đảm bảo yếu tố này, phải thường xuyên kiểm tra các thông số trong mức cho phép về nhiệt độ (khoảng 28 độ C), nồng độ mặn (15‰) và độ pH (7,8 - 8,3).

Kỹ thuật viên của trang trại thường xuyên cập nhật chất lượng nguồn nước nhằm đảm bảo môi trường sống cua luôn trong trạng thái ổn định nhất. Ảnh: Diệu Vy.

Kỹ thuật viên của trang trại thường xuyên cập nhật chất lượng nguồn nước nhằm đảm bảo môi trường sống cua luôn trong trạng thái ổn định nhất. Ảnh: Diệu Vy.

Con giống cũng là yếu tố có tính chất quyết định thành công hay thất bại. Chính vì vậy, anh quyết định nhập cua giống từ cơ sở sản xuất tại Cà Mau để đảm bảo chất lượng cao (cua giống không quá to nhưng vẫn khoẻ, không bị bệnh). Cua giống có trọng lượng khoảng 150g/con, sau khi được nuôi trong hệ thống tuần hoàn, mỗi lần cua lột, trọng lượng sẽ tăng 50g - 100g. Sau 25 - 40 ngày nuôi, trọng lượng sẽ đạt hơn 200g/con. 

Tuy nhiên, thời gian đầu nhập cua giống, cơ sở của anh phải đau đầu đối mặt với tình trạng cua chết rất nhiều, có lúc 50% cua giống đồng loạt chết. Sau khi tìm hiểu mới vỡ lẽ nguyên nhân do thời tiết, môi trường ở Hà Nội và Cà Mau có sự khác biệt.

Để khắc phục, anh đã tìm hiểu thông số về môi trường sống của cua, đặc biệt là nước, từ đó điều chỉnh độ mặn, vi sinh vật, đảm bảo môi trường lý tưởng nhất cho cua phát triển. Đặc biệt, để khắc phục vấn đề miền Bắc có mùa đông lạnh, anh cho lắp máy sưởi để đảm bảo nhiệt độ chỉ ở khoảng 24 – 28 độ C, nhiệt độ tối ưu cho cua phát triển tốt.

Anh Lê Đức Cảnh, quản lý trang trại đánh giá ưu điểm nổi bật của mô hình này là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn. Ảnh: Diệu Vy.

Anh Lê Đức Cảnh, quản lý trang trại đánh giá ưu điểm nổi bật của mô hình này là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn. Ảnh: Diệu Vy.

Với kinh nghiệm của cơ sở nuôi cua biển trong hộp nhựa đầu tiên tại Hà Nội, anh Cảnh cho biết, chi phí đầu tư mô hình này khá tốn kém, chỉ riêng trong giai đoạn 1 đã tốn khoảng 1,5 tỷ đồng, nước biển mua trực tiếp tại Hạ Long với giá 500.000 đồng/m3. Cơ sở tại trang trại hữu cơ ME FARM đang sử dụng 30m3 nước biển, nếu vi sinh hoạt động tốt thì có thể duy trì được 1 - 1,5 năm không phải thay nước. 

Tính đến nay, sau gần 5 tháng triển khai, mô hình nuôi cua nêu trên đã mang lại hiệu quả kinh tế tốt. Ngoài cua thương phẩm, anh Cảnh còn triển khai thêm dịch vụ câu cua giải trí, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của các gia đình dịp cuối tuần. Vé vào cửa 50.000 đồng, giá dịch vụ thuê cần và mồi câu 200.000 đồng/giờ. Du khách câu được bao nhiêu con sẽ được mang về bấy nhiêu; nếu không câu được con nào thì sẽ được tặng 2 con làm quà.

Mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm lớn của du khách và những người chăn nuôi công nghệ cao 4.0.

Hiện mỗi tháng cơ sở sản xuất được khoảng 300kg cua thành phẩm, gồm cả cua cốm và cua lột. Kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra để có thể thu được đúng cua lột, đồng thời tiến hành cấp đông ngay. Đây là loại cua có giá trị dinh dưỡng cao, rất ít có ngoài thị trường. Ảnh: Diệu Vy.

Hiện mỗi tháng cơ sở sản xuất được khoảng 300kg cua thành phẩm, gồm cả cua cốm và cua lột. Kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra để có thể thu được đúng cua lột, đồng thời tiến hành cấp đông ngay. Đây là loại cua có giá trị dinh dưỡng cao, rất ít có ngoài thị trường. Ảnh: Diệu Vy.

Cùng bạn bè thăm quan, tìm hiểu mô hình này, anh Nguyễn Mạnh Quân (Hà Nội) hào hứng bày tỏ: “Mô hình chăn nuôi cua với hệ thống tuần hoàn có nhiều ưu thế và tiềm năng phát triển. Nuôi cua với hệ thống tuần hoàn rất sạch sẽ, không tốn diện tích, thức ăn cũng dễ kiếm, giá rẻ. Thịt cua biển ăn rất chắc và ngọt, thị trường đầu ra khu vực Hà Nội rất tiềm năng… Tôi dự kiến sẽ góp vốn cùng bạn bè làm 5.000 hộp nuôi cua biển hệ thống tuần hoàn như thế này”.

Phản hồi ý kiến cho rằng chất lượng thịt cua khi nuôi nhốt sẽ không ngon bằng cua biển sống tự nhiên, anh khẳng định: “Theo các đặc tính sinh học, cấu trúc thịt cua không phải là cấu trúc cơ, do đó, dù vận động nhiều hay ít thì độ săn chắc của thịt cũng không bị ảnh hưởng.

Chất lượng của thịt cua không phụ thuộc vào không gian vận động của chúng mà dựa vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, chất lượng môi trường sống. Việc tăng mật độ nuôi trồng của phương pháp nuôi cua tuần hoàn không ảnh hưởng đến chất lượng thịt cua”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm