| Hotline: 0983.970.780

Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhận con nuôi từ Việt Nam

Thứ Hai 15/09/2014 , 21:29 (GMT+7)

Theo quy định mới, người Mỹ chỉ được nhận con nuôi người Việt Nam khi đứa trẻ ít nhất từ 5 tuổi trở lên.

Đây là thông tin được tạp chí Time của Mỹ đăng tải hôm thứ Hai, 15/9.

"Cả hai quốc gia này đều hiểu rằng việc cho phép nhận con nuôi có lợi cho cả đôi bên", Tad Kincaid - sáng lập viên  tổ chức Orphan Impact hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh nhận xét.

Theo quy định mới, người Mỹ chỉ được nhận con nuôi người Việt Nam khi đứa trẻ ít nhất từ 5 tuổi trở lên.

Theo Time, hiện có 2 tổ chức Mỹ được phép hoạt động ở Việt Nam trong lĩnh vực này là Dillon International Inc và Holt International Children’s Services Inc.

Năm 2008, Mỹ ngừng cho phép nhận con nuôi từ Việt Nam sau khi có các cáo buộc hành vi lợi dụng để mua bán trẻ em. Một cuộc điều tra đã được tiến hành dựa trên các cáo buộc này. Theo hãng tin Bloomberg, trước thời điểm đó có tới 40 tổ chức môi giới nhận con nuôi hoạt động tại Việt Nam.

Việc nhận con nuôi ở Mỹ lên đến đỉnh điểm về số lượng là năm 2004, nhưng sau đó nhiều nước có chính sách hạn chế người Mỹ nhận con nuôi khiến cho tỷ lệ này giảm mạnh tới 69%.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến năm 2013 Việt nam có 236.224 trẻ em mồ côi, theo bản tin của RIA Novost hôm 15/9.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.