| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng đàn trâu

Thứ Tư 24/07/2013 , 09:33 (GMT+7)

Trung tâm Giống chăn nuôi tỉnh Nghệ An đã ứng dụng thành công TBKT phối giống nhân tạo cho đàn trâu ở 3 huyện Tân Kỳ, Thanh Chương và Nghĩa Đàn.

Với mục tiêu cải tạo và nâng cao chất lượng đàn gia súc của địa phương, Trung tâm Giống chăn nuôi tỉnh Nghệ An đã ứng dụng thành công TBKT phối giống nhân tạo cho đàn trâu ở 3 huyện Tân Kỳ, Thanh Chương và Nghĩa Đàn.

Chủ nhiệm đề tài Ngô Vĩnh Sơn cùng nhóm cộng sự đã tiến hành lấy nguồn tinh giống trâu đực nhân tạo Murrah, do Trung tâm Nghiên cứu & phát triển chăn nuôi miền núi SX để phối cho 150 con trâu cái của địa phương. Mô hình đối chứng theo dõi có 6 con trâu đực khỏe (500 kg/con) cho phối giống trực tiếp với 156 con trâu cái.


Nghé 6 tháng tuổi của mô hình thụ tinh nhân tạo

Quá trình chăm sóc cả 2 mô hình đều có cùng chế độ nuôi dưỡng như nhau. Kết quả đàn trâu phối giống nhân tạo đã sinh sản được 50 con nghé lai F1 có trọng lượng sơ sinh bình quân đạt 29,4 kg/con, 6 tháng tuổi đạt 132 kg/con và đến 12 tháng tuổi đạt 216,4 kg/con.

Trong khi đó mô hình đối chứng, đàn trâu có tỷ lệ sinh sản cao hơn, được 73 con nghé, nhưng ở cả 3 giai đoạn cân, trọng lượng của chúng đều thấp thua. Cụ thể nghé sơ sinh khi phối giống trực tiếp nặng 23,4 kg/con, 6 tháng tuổi đạt 121 kg/con và đến 12 tháng tuổi đạt 194,4 kg/con.

Tính nổi trội của mô hình phối giống nhân tạo là nghé, trâu có trọng lượng tăng hơn hẳn so với giống phối trực tiếp. Đàn nghé, trâu phối giống nhân tạo còn có tính thích nghi nhanh với môi trường và điều kiện sống ở từng địa phương, bởi vậy nông dân ở các vùng dự án đang đề nghị các cơ quan chuyên môn cần sớm nhân mô hình này ra trên diện rộng.

Xem thêm
Vịt Xiêm lai Pháp thích hợp cho chăn nuôi nhỏ lẻ

ĐBSCL Tại ĐBSCL, mô hình nuôi vịt Xiêm lai Pháp được bà con nông dân đánh giá mang lại hiệu quả cao, thích hợp cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống.

Kiểm dịch tôm giống còn gặp khó

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tôm nuôi mà một phần nguyên nhân do tôm giống gây ra, ngành chức năng đã siết chặt công tác kiểm dịch.

Một xã thu 135 tỷ đồng mỗi năm từ cây ổi

HẢI DƯƠNG Cây ổi chiếm 95% diện tích canh tác của xã Liên Mạc. Cây ổi dễ áp dụng VietGAP, nhanh cho khai thác kinh doanh, thu nhập cao, ổn định hơn nhiều so với trồng vải.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).