| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng trồng rừng sau khai thác

Thứ Năm 14/04/2022 , 21:37 (GMT+7)

Áp dụng KHKT vào trồng, phát triển rừng sau khi khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần tái tạo, phát triển rừng, cân bằng hệ sinh thái…

Những năm gần đây, Quảng Bình đã chú trọng đến phát triển rừng trồng kinh tế trên diện rộng. Trong năm 2021, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện trồng gần 9.000 ha rừng tập trung (cả trồng mới và thay thế). Trong đó, trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trên 760 ha, rừng sản xuất trên 8.200 ha và 360.000 cây phân tán theo chương trình trồng 1 tỷ cây xanh.

Trồng rừng gỗ lớn ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Ảnh: T.P

Trồng rừng gỗ lớn ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Ảnh: T.P

 Chúng tôi về huyện Bố Trạch, một địa phương có diện tích khá lớn rừng trồng kinh tế. Theo ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT Bố Trạch thì toàn huyện có trên 20.000ha rừng trồng kinh tế, trong đó có khoảng 500 ha rừng trồng gỗ lớn.

Rừng trồng cây bản địa quý ở vùng miền núi Quảng Bình. Ảnh: T.P

Rừng trồng cây bản địa quý ở vùng miền núi Quảng Bình. Ảnh: T.P

Diện tích rừng được trồng nhiều ở các xã Xuân Trạch, Lâm Trạch, Phúc Trạch, Hưng Trạch… Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng toàn huyện đã khai thác rừng trồng gần 1.100 ha, sản lượng gỗ ước đạt gần 94.000 m3. Các địa phương trong huyện cũng đã thực hiện trồng lại và trồng mới khoảng 1.200 ha.

Cũng theo ông Nguyễn Cẩm Long, công tác chuẩn bị giống để phát triển rừng trồng luôn được địa phương quan tâm. “Bình quân mỗi năm, huyện Bố Trạch sản xuất khoảng 10 triệu cây giống với 15 cơ sở sản xuất. Chất lượng giống cây được chú trọng và kiểm tra, đối chứng với tiêu chuẩn đặt ra”- ông Long nói.

Công ty CP Giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ (trụ sở tại xã Vạn Trạch, Bố Trạch) cũng là một cơ sở cung cấp cây giống cho các địa phương trong và ngoài tỉnh. Ông Lê Văn Hiền, Phó Giám đốc công ty cho hay công ty đã sản xuất khoảng trên dưới 1 triệu cây giống mỗi năm cung ứng ra thị trường.

Trong quá trình sản xuất, công ty đã tập trung nâng cao chất lượng cây giống, chủng loại để cho ra đời những loại giống cây tốt nhất cho khách hàng. Năm 2021, công ty đã sản xuất 1,1 triệu cây giống. Trong đó, có 100.000 cây keo cấy mô, 30.000 cây bản địa, còn lại chủ yếu là keo giâm hom. “Nhờ chú trọng sản xuất cây giống chất lượng cao nên doanh thu của công ty tăng lên hàng năm, thu nhập của người lao động được cải thiện đáng kể”- ông Hiền chia sẻ thêm.

Thời gian gần đây, Chi cục Kiểm lâm cũng đã tham mưu Sở Nông nghiệp - PTNT, UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện các thủ tục về trồng rừng thay thế cho các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng quy định.

Nguồn giống cây chất lượng cao sẽ là điều kiện tốt cho việc trồng rừng kinh tế có hiệu quả lớn hơn. Ảnh: T.P

Nguồn giống cây chất lượng cao sẽ là điều kiện tốt cho việc trồng rừng kinh tế có hiệu quả lớn hơn. Ảnh: T.P

Từ đầu năm 2021 đến nay, UBND tỉnh đã có quyết định giao kế hoạch trồng rừng thay thế với diện tích  gần 850 ha. Trong đó, trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng gần 360ha, rừng gỗ lớn khoảng 470 ha.

Ông Nguyễn Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết, việc trồng và khai thác gỗ rừng trồng đã giúp đời sống người dân được nâng cao. “Chúng tôi tập trung vào nhiệm vụ vận động, hướng dẫn bà con trồng, chăm sóc rừng trồng theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng thêm diện tích rừng gỗ lớn và đẩy mạnh chương trình trồng 1 tỷ cây xanh”- ông Long cho hay.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.