| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã

Thứ Hai 16/01/2023 , 09:20 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Thông qua chuỗi sự kiện, cộng đồng địa phương được nâng cao nhận thức, trở thành những người bảo vệ thiên nhiên, cũng chính là những nơi mà họ đang sinh sống.

z4011908527473_8695141a2b59fcbccd0bfad0430e3676

10 sự kiện cộng đồng đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho cộng đồng về các nguy cơ vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: PTA.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa triển khai chuỗi sự kiện cộng đồng với chủ đề “Nguy cơ vi phạm phát luật từ hoạt động săn bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã” tại các thôn bản vùng đệm của Khu Bảo tồn Sao La, Rừng phòng hộ bắc Hải Vân và Vườn Quốc gia Bạch Mã. Đây là hoạt động với nằm trong hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học (Dự án VFBC) được USAID tài trợ và do WWF thực hiện, hỗ trợ.

Theo đó, trong các ngày từ 4 - 13/01/2023, có 10 sự kiện cộng đồng diễn ra tại các thôn vùng đệm của Khu Bảo tồn Sao La, Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân và Vườn Quốc gia Bạch Mã nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho cộng đồng về các nguy cơ vi phạm pháp luật từ các hoạt động săn, bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã, đồng thời kêu gọi sự tham gia của cộng đồng cùng chung tay bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

4

Cộng đồng địa phương tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: PTA.

Các sự kiện diễn ra với sự tham gia và chủ động thảo luận, trao đổi thông tin từ phía người người dân và đại diện các cơ quan chức năng thực thi pháp luật.

Sau sự kiện, cộng đồng tham dự đã nhận diện được các loài động vật đang được bảo vệ theo các quy định pháp luật; những hành vi có nguy cơ vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và biện pháp xử phạt tương ứng, sẵn sàng báo cáo với cơ quan chức năng địa phương khi phát hiện các vi phạm trên.

Các thành viên tiêu biểu của nhóm nòng cốt thuộc các nhóm bảo tồn cộng đồng đã tự tin hỗ trợ tổ chức và thúc đẩy sự kiện tiếp theo tại các thôn vùng đệm còn lại trong xã.

13

Cộng đồng tham dự đã nhận diện được các loài động vật đang được bảo vệ theo các quy định pháp luật. Ảnh: PTA.

Bảo tồn dựa vào cộng đồng được coi là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ đa dạng sinh học. Với cách tiếp cận này, cộng đồng tại các địa phương được nâng cao năng lực, trao quyền và trở thành những người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cũng chính là những nơi mà họ đang sinh sống, chủ động và rất linh hoạt trong các hoạt động, đồng thời đem lại những tác động tích cực và lâu dài tại địa phương.

Trong năm 2022, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do WWF thực hiện đã hỗ trợ thành lập 15 nhóm bảo tồn cộng đồng ở các xã vùng đệm thuộc Khu Bảo tồn Sao La, Khu bảo tồn Phong Điền, Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân và Vườn Quốc gia Bạch Mã.

Sau khi được thành lập, các nhóm bảo tồn cộng đồng đã được tham gia các diễn đàn, tập huấn, trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã và sẽ chung tay cùng với Dự án cũng như chính quyền địa phương nhân rộng thông điệp về tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học Việt Nam.  

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.