| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn dịch sâu keo mùa thu tàn phá cây ngô trên diện rộng

Chủ Nhật 16/06/2019 , 08:13 (GMT+7)

Với khả năng di trú xa, sâu keo mùa thu có thể gây hại cho trên 300 loài thực vật như: ngô (bắp), lúa, đậu tương, mía, rau… Trong đó, thức ăn ưa thích nhất của sâu keo mùa thu là ngô nếp, ngô ngọt...

Nhận biết chủng giống sâu keo và sử dụng biện pháp phòng trừ hữu hiệu sẽ đem lại sự sinh trưởng tốt cho cây ngô nói riêng và các loại hoa màu nói chung.

Một tháng trở lại đây, ông Nguyễn Tràng Thịnh, trưởng Trạm Kiểm dịch thực vật Đồng Nai cho biết, diện tích ngô trên địa bàn Đồng Nai bị sâu keo mùa thu tấn công đã lên tới 280 ha, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Mức độ gây hại cá biệt có vườn ngô bị ảnh hưởng tới 30-40%.

Theo ông Thịnh, ba tuần trước chúng xuất hiện trên 1,5 ha ngô ở huyện Định Quán, sau đó lây lan sang huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Thống Nhất và Tân Phú. Trong đó, huyện Cẩm Mỹ bị sâu mùa Thu keo tàn phá nặng nề nhất với trên 100 ha.

Sâu keo mùa thu tàn phá ruộng ngô ở Đồng Nai.

Mặc dù đã được các cơ quan chức năng cảnh báo và bà con nông dân áp dụng phun nhiều loại thuốc diệt trứng sâu nhưng vẫn không khống chế được sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh.

Sâu keo mùa thu (Tên khoa học: Spodoptera Frugiperd) là một giống sâu hại mới xuất hiện trong năm 2018, có nguồn gốc từ vùng cận nhiệt đới châu Mỹ, phát tán ra châu Phi và châu Á, gây thiệt hại hàng tỷ USD…

Sau khi tàn phá hoa màu của hơn 44 quốc gia trên thế giới, giống sâu ngoại lai này xâm nhập vào Việt Nam từ đầu năm 2019 tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và hiện đang tiếp tục tàn phá hàng trăm hecta ngô tại tỉnh Đồng Nai.

Trong hơn 300 loại hoa màu như khoai, sắn, đậu, mía… thì ngô chính là cây trồng đặc biệt ưa thích của loài sâu này. Khác với các loài từng gây hại trước đây, sức ăn của sâu keo mùa thu rất khỏe, một cá thể sâu trưởng thành có thể ăn hết phần ngọn cây ngô trong vài ngày. Sâu tuổi nhỏ thường tập trung nhiều cá thể trên một cây với mật độ từ 4-8 con/m2. Cây ngô nếu đã bị sâu này gây hại thì rất khó có khả năng phục hồi, vì chúng thường cắn đứt ngọn sau đó mới ăn khuyết dần các lá tiếp theo.

Sâu keo mùa thu dự báo là chủng sâu ngoại lai nguy hiểm.

Sâu trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 1,6 - 1,7 cm. Trứng sâu được đẻ thành bọc. Ấu trùng có màu xanh nhạt đến nâu sẫm, ở giai đoạn tuổi thứ 6, ấu trùng dài 3 - 4 cm. Nhộng có chiều dài 1,3 - 1,7 cm (tùy theo con đực và con cái) và có màu nâu sáng bóng.

Là chủng giống mới, sâu keo mùa thu có mức độ kháng thuốc mạnh, ăn tạp và sinh trưởng nhanh cùng khả năng di trú trung bình 10 km, nếu gặp gió có thể đi xa đến 100 km. Hiện nay đang là thời điểm chính vụ ngô Hè – Thu. Tuy nhiên, với diễn biến bất thường của thời tiết là điều kiện thuận lợi cho sâu keo mùa thu và các loại sâu gây hại trên cây trồng phát triển mạnh.

Trước tình trạng sâu keo mùa thu gây hại trên diện rộng và khả năng tàn phá nặng nề, công ty cổ phần Nông dược HAI đưa ra giải pháp trị sâu keo hiệu quả nhất để bà con áp dụng với hai loại thuốc trừ sâu thế hệ mới từ nhà sản xuất Ấn Độ là HOPSAN 75EC và WELLOF 330 EC với hoạt chất đặc trưng gây tê liệt dẫn truyền thần kinh các loại sâu bệnh.

Thuốc HOPSAN 75EC.
Thuốc WELLOF 330 EC.

Theo đó, HOPSAN 75EC là thuốc hỗn hợp, phổ rộng, trừ được nhiều loài sâu chích hút và miệng nhai, đồng thời diệt được rầy non và trưởng thành thông qua hoạt chất Phenthoate và Fenobucarb, được pha theo liều lượng 30-40 ml/10 lít nước hoặc WELLOF 330 EC với hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl, Fipronil pha theo liều lượng 30 ml/10 lít nước giúp tiêu diệt nhanh sâu keo mùa thu, các sâu rầy gây hại khác trên cây ngô nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088

Website: www.congtyhai.com

  • Tags:
Xem thêm
Viện Chăn nuôi chuyển giao gần 9 triệu con giống năm 2024

Năm 2024, Viện Chăn nuôi đạt nhiều thành tựu lớn, chuyển giao gần 9 triệu con giống, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao.

Buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vô cùng phức tạp, Bộ NN-PTNT yêu cầu xử lý nghiêm

Bộ NN-PTNT yêu cầu các tỉnh biên giới Tây Nam quyết liệt ngăn chặn buôn lậu lợn và sản phẩm động vật trái phép, nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ ngành chăn nuôi.

Kỹ thuật thâm canh cây nghệ và chế biến sau thu hoạch

Để tăng cao thu nhập trong trồng nghệ, nhà nông cần xen canh với cây lạc, kết hợp chế biến sau thành dược liệu và gia vị.