| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An cần kiên quyết chấm dứt các dự án trồng rừng không hiệu quả

Thứ Năm 06/10/2022 , 09:15 (GMT+7)

Nhằm mục tiêu đưa ngành lâm nghiệp thành kinh tế mũi nhọn, thời gian tới, Nghệ An sẽ cần phải thực hiện rốt ráo để tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.

Một là cần quy hoạch đồng bộ, cơ cấu hợp lý chức năng các loại rừng, phát huy tối đa lợi thế của từng vùng sinh thái, trước hết là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch lâm nghiệp quốc gia trên địa bàn và phương án phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về lĩnh vực lâm nghiệp.

Mức sống của cán bộ lâm nghiệp tại Nghệ An vẫn chưa được đảm bảo. Ảnh: Việt Khánh.

Mức sống của cán bộ lâm nghiệp tại Nghệ An vẫn chưa được đảm bảo. Ảnh: Công Điền.

Song song với đó, cần kiên quyết chấm dứt các dự án có vùng nguyên liệu hoạt động không hiệu quả, các dự án chậm triển khai gây lãng phí tài nguyên đất lâm nghiệp, được xem là lực cản trong quá trình thu hút, mời gọi các nhà đầu tư tiềm năng, có thực lực. Thực trạng này đang là câu hỏi hóc búa với các huyện vùng cao của Nghệ An như Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông… khi “trót” giao phần lớn quỹ đất cho không ít doanh nghiệp từ hơn 10 năm trước đó. Dù Nghệ An đang quyết liệt xử lý nhưng không hề dễ.

Hai là cần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước theo phương châm “mỗi cánh rừng đều có chủ"; giảm nghèo bền vững cho đồng bào miền núi; người dân sống được từ rừng. Triển khai có hiệu quả các chính sách đã được nhà nước ban hành”.

Các chủ rừng nhà nước và các tổ chức phải ổn định ranh giới, cắm mốc 3 loại rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phê duyệt triển khai phương án quản lý rừng bền vững. Nhiệm vụ này cực kỳ gian nan khi công tác kiểm đếm, bàn giao qua các thời kỳ bộc lộ nhiều sai sót, kinh phí xác định mốc giới lại vô cùng tốn kém, vượt ngoài tầm của các huyện miền núi có rừng. Bởi vậy, những địa phương như Tương Dương, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Con Cuông, Thanh Chương… đang cực kỳ bối rối, ngày qua ngày áp lực thực sự gia tăng.   

Empty

Nghệ An cần có giải pháp phục hồi bằng cách khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng và làm giàu rừng. Ảnh: Công Điền.

Ba là quản lý các loại rừng theo quy chế và quy định của pháp luật. Đối với rừng tự nhiên, Nghệ An cần có giải pháp phục hồi bằng cách khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng và làm giàu rừng. Tập trung phát triển những cánh rừng phòng hộ tại các khu vực đầu nguồn, đặc biệt ở lân cận của các nhà máy thủy điện, nơi vốn dĩ chịu nhiều tác động. Song song với đó, cần ưu tiên lựa chọn các loài cây đa tác dụng, vừa có khả năng phòng hộ, vừa đảm bảo khai thác lâm sản phụ để phát triển kinh tế, đồng thời giảm thiểu tác hại do thiên tai gây nên.

Đối với rừng trồng, cần khuyến khích, tập trung huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân thực hiện quản lý bền vững gắn với cấp chứng chỉ. Từng bước đẩy mạnh thâm canh, thực hiện hiệu quả mục tiêu kinh doanh rừng trồng gỗ lớn, tiếp tục ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, công nghệ sinh học để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt, phải tuân thủ chặt chẽ quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc lâm sản của luật pháp Việt Nam và cam kết quốc tế.

Ngành gỗ Nghệ An chỉ cất cánh khi tháo gỡ được những nút thắt đang đeo bám. Ảnh: Việt Khánh.

Ngành gỗ Nghệ An chỉ cất cánh khi tháo gỡ được những nút thắt đang đeo bám. Ảnh: Công Điền.

Công tác thu hút, đầu tư chế biến cũng là nội dung mang tính cốt lõi, trong đó cần đặc biệt chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp để làm mới lĩnh vực đầu tư, tập trung xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ thông qua chính sách ưu đãi về tiền, thuế sử dụng đất… Từng bước phát triển kinh tế rừng theo chuỗi giá trị, xác định mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ là ngành kinh tế động lực không chỉ của Nghệ An mà cả khu vực Bắc Trung Bộ.

Ngành lâm nghiệp Nghệ An phải đẩy nhanh tiến độ “hóa rồng” bằng cách tập trung phát triển ngành chế biến gỗ theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm, đảm bảo từ khâu trồng rừng tạo nguyên liệu gỗ lớn đến lúc chế biến, thương mại lâm sản.

“Chủ trương cần đi liền với chính sách”, qua đó tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu của thị trưlâờng trong nước. Mặt khác, ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chiến lược cũng như cơ cấu lại các sản phẩm có nhu cầu lớn, độ ổn định, giá trị gia tăng cao để chính phục thị trường quốc tế.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 6] Lối đi nào cho chăn nuôi nông hộ?

Lựa chọn khôn ngoan của các nông hộ nhỏ là xây dựng mô hình chăn nuôi tuần hoàn, hữu cơ, gắn với các giống bản địa, đặc sản để khai thác thị trường ngách.

Bệnh dại bùng phát trái mùa, đã có người ở Lào Cai tử vong

Khác với chu kỳ nhiều năm, thời điểm này bệnh dại đã xảy ra ở một số địa phương tại Lào Cai. Có trường hợp không phát hiện kịp thời đã dẫn tới tử vong.

Dự báo độ mặn trên các sông khu vực Nam Trung bộ

Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tính toán, trong tuần tới từ ngày 28/3 –3/4, các chỉ tiêu tại 6 vị trí quan trắc đều đảm bảo yêu cầu chất lượng nước tưới cho nông nghiệp, độ mặn tại các vị trí có xu hướng giảm nhẹ.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Cơ hội từ Nghị quyết 57: Phải giữ được người tài

Với Nghị quyết 57, cơ hội phát triển đang rộng mở với các viện, trường, cơ sở nghiên cứu khoa học. Nhưng trước hết, các viện, trường phải giữ chân được người tài.

Hơn 185 chuyên gia, nhà nghiên cứu dự hội thảo quốc tế về công nghệ biển

KHÁNH HÒA Hội thảo quốc tế về khoa học, công nghệ biển và thủy sản lần thứ 5 thu hút hơn 185 đại biểu tham gia, trong đó có hơn 35 đại biểu quốc tế.