| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An: 'Đánh' chất cấm nuôi thủy sản

Thứ Tư 30/09/2015 , 09:09 (GMT+7)

Lực lượng chức năng tại Nghệ An đang tập trung kiểm tra, phát hiện và kiên quyết xử lý chất cấm trong nuôi trồng thủy sản...

Ông Trần Xuân Học, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) Nghệ An cho biết, từ tháng 4/2015 đến nay, Chi cục đã lấy 6 mẫu chế phẩm sinh học, chất cải tạo môi trường trong NTTS gửi đi kiểm tra và phân tích tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I (Cục Thú y).

Kết quả cho thấy 3/6 mẫu không đảm bảo chất lượng; 2 sản phẩm bày bán không có bản công bố chất lượng sản phẩm, sản phẩm không nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Lực lượng chức năng tại Nghệ An đang tập trung kiểm tra, phát hiện và kiên quyết xử lý...

Ma trận chất cấm trong thủy sản

Thị trường thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học... ở Nghệ An khá phong phú về chủng loại, người nuôi thỏa sức lựa chọn.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn mù mờ về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng một số loại sản phẩm. Khi sử dụng thì hiệu quả không như mong muốn...

Từ đầu năm 2015 đến nay toàn tỉnh có gần 200 ha tôm nhiễm bệnh, trên 260 ha ngao bị chết, thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trên tôm và ngao như nắng hạn kéo dài, hiện tượng tảo độc, ô nhiễm môi trường…

Nhưng một nguyên nhân được nhiều người trong giới nuôi trồng nhắc đến đó chính là việc một số hộ nuôi tôm sử dụng thức ăn, các chế phẩm sinh học trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Từ thực tế trên, từ tháng 4/2015 đến nay, Chi cục NTTS Nghệ An phối hợp với một số huyện, thị tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất, kiểm soát chất lượng đầu vào trong NTTS tại các cơ sở kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường...

Kiên quyết xử lý

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 sản phẩm bày bán không có bản công bố chất lượng sản phẩm, không nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm Super Propiotic OZT của Cty TNHH Thương mại- Dịch vụ- Sản xuất Hải Thần (địa chỉ 32, tỉnh lộ 9, tổ Hương Long, phường Ba Ngòi, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa); sản phẩm R230 của Cty TNHH Thương mại- Dịch vụ Nam Mỹ (địa chỉ 66/1 ấp 3, Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM).

Về nhãn hàng hóa, 2 sản phẩm có bao bì, nhãn mác ghi không đúng với chất lượng thực sự của sản phẩm đăng ký nhằm đánh lừa người NTTS.

Gồm sản phẩm Dacka (wf), Carina của Cty TNHH Công nghệ sinh học Tomcare (địa chỉ 39A Trương Đình Hội, phường 16, quận 8, TP.HCM); vacxin của Cty TNHH Thương mại- Dịch vụ Nam Mỹ (địa chỉ 66/1, ấp 3, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM).

Ngành chức năng cũng đã lấy 6 mẫu gửi đi kiểm tra và phân tích tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I. Kết quả cho thấy, 3/6 mẫu không đạt tiêu chuẩn, chỉ tiêu chất lượng, gồm Zyme-Pond do Cty TNHH Hải Việt SX, có mật độ vi khuẩn Bacillus Subtilis (4,8x108 CFU/g), thấp hơn so với công bố chất lượng và vi khuẩn Saccharromyces cerevise không xuất hiện trên mẫu thử (âm tính).

Sản phẩm Bio-Floc Protic do Cty TNHH Bio-Floc SX bị thu hồi theo công văn 1512/TCTS ngày 17/6/2015 của Tổng cục Thủy sản.

Sản phẩm Deo-Rase của Cty TNHH OPS có mật độ vi khuẩn Bacillus Subtilis (4x107 CFU/g) thấp hơn so với công bố chất lượng và vi khuẩn Nitrobacter không xuất hiện trên mẫu thử (âm tính).

Cơ quan chức năng tại Nghệ An lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính với số tiền trên 40 triệu đồng, đồng thời tịch thu, tiêu hủy các sản phẩm trên; buộc thu hồi sản phẩm vi phạm về nhãn hàng hóa; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người nuôi tôm biết và không sử dụng.

Ông Trần Xuân Học cho biết, Chi cục đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng, kiên quyết xử lý việc đưa chất cấm, sản phẩm giả, kém chất lượng vào NTTS.

Đối với những sản phẩm không đạt, không công bố chất lượng và vi phạm về ghi nhãn hàng hóa sẽ xử lý theo Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi thức ăn chăn nuôi và Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, SX buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chi cục đã ra thông báo công bố tên của 30 sản phẩm hàng hóa không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam nhưng hiện đang có mặt trên thị trường Nghệ An.

Đây là các sản phẩm của 7 Cty bao gồm: Cty TNHH Sinh học Hải Việt (địa chỉ số 59 đường Nguyễn An, phương Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa); Cty TNHH Bio-Floc (địa chỉ đội 4, xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội); Cty TNHH O.P.S (địa chỉ số 2, đường 3b, phường An Lạc, quận Tân Bình, TP.HCM); Cty TNHH Sản xuất- Kinh doanh Đất Việt Phát (địa chỉ xã An Phú, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình); Cty TNHH Khai thác thủy sản Ngân Long (địa chỉ 136/4, đường số 5, phường Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM); Cty TNHH Sagopha (địa chỉ 965/22/20, Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM); Cty TNHH Nghiên cứu và SX Đất Việt (địa chỉ 96 Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh, TP.HCM).

VÕ VĂN DŨNG

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Triển khai tiêm vacxin phòng dịch tả lợn châu Phi trên diện rộng

Công ty AVAC Việt Nam thành công cung ứng 3 triệu liều vacxin ra thị trường, thể hiện hiệu quả bảo hộ vượt trội và tiềm năng mở rộng đối tượng tiêm phòng.

Tân Lạc thu hoạch trên 1.000 tấn quýt Vân Sơn

HÒA BÌNH Mùa vụ này các nhà nông Mường Bi lại được mùa quýt Vân Sơn, sản lượng cho thu hoạch ước trên 1.000 tấn quả, đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.