| Hotline: 0983.970.780

Ngô nếp thất bát

Thứ Hai 12/05/2014 , 07:14 (GMT+7)

Các vụ trước nhiều nơi đạt trên dưới 6 tạ/sào thì vụ này chỉ thu 1,0 - 1,5 tạ/sào, bán với giá 10.000 - 12.000 đ/kg nông dân vẫn lỗ.

Ngô nếp vụ XH 2014 ở miền Bắc do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết (mưa dầm kéo dài liên tục hơn 2 tháng và không có nắng) nên giảm mạnh năng suất.

Ông Trần Văn Tám ở xã Nhân Huệ, TX Chí Linh (Hải Dương) thâm canh 5 sào ngô nếp đã thu hoạch cho biết, không giống vụ XH các năm trước, thời kỳ ngô ra lá, phun râu trời nhiều nắng nên cây cho bắp to, dài.

Nhưng đầu năm nay hầu như không có nắng nên cây rất mỏng lá, thân gầy gò, đóng bắp dù cũng đẫy hạt nhưng bắp lại nhỏ thó như ngô nếp giống cũ. Bộ rễ ngô vốn dĩ xum xuê ăn bờm ra cả rìa luống mà vụ xuân này rễ lại nhỏ thó chụm xung quanh gốc cây.

"Tôi ra sức chăm sóc bón phân bổ sung cho ngô nhưng không cứu vãn nổi. Chiều dài bắp ngô chỉ từ 10 - 12 cm nên năng suất rất thấp, không bằng nửa các vụ trước đây. 5 sào ruộng ngô nếp thu về chưa đầy chục triệu. Trong khi đó, nhiều vụ trước, ngô nếp làm quà luôn là cây dễ trồng lại cho hiệu quả cao", ông Tám chia sẻ.

Nhiều hộ trồng ngô nếp tại xã Minh Tân, huyện Nam Sách (Hải Dương) cũng rất giàu kinh nghiệm thâm canh cây trồng này.

Song, dù đầu tư phân bón nhiều hơn, chú trọng công tác BVTV để khắc phục bất lợi của thời tiết gây nên đành phải bán khoán theo sào, theo ruộng cho lái buôn tự vào ruộng mà bẻ (nông dân thường gọi là bán mớ).

Nhiều nông dân sau mất mùa đã không muốn tái SX dù biết rằng làm nông nghiệp mà bỏ đất trống thì lãng phí! Nhưng SX tiếp thì tiền đâu mua giống, phân bón, thuốc BVTV? Họ chỉ mong mưa thuận, gió hòa để bớt đi những nhọc nhằn; mong Nhà nước có những chính sách hỗ trợ để nhanh chóng
phục hồi SX...

Vì họ vào ruộng bẻ ngô rồi đem cân bán thì càng ngao ngán hơn do năng suất quá thấp. Thôi thì “bán mớ” cho xong đi rồi tính trồng cây khác.

Thiệt hại trên gây ra với những trà ngô nếp sớm vụ XH là do thời tiết liên tục âm u, mưa ẩm kéo dài và không có nắng.

Ngô lại là cây đòi hỏi phải tích ôn đủ được mới tạo tiền đề năng suất cao, nhất là thời điểm phát triển thân lá và đóng bắp. Cây ngô gặp thời tiết bất lợi trên không thể quang hợp được nên tích lũy các chất dinh dưỡng ít hơn (thân gầy, lá mỏng).

Cho nên, bắp phát triển sẽ không được tốt (bắp ngắn, hạt nhỏ, ít dinh dưỡng). Bộ rễ ngô cũng kém phát triển là do độ ẩm trong ruộng ngô luôn cao, luống đất lúc nào cũng sũng nước nên cây không đâm rễ được rộng và dài hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thây cây gầy yếu.

Trà ngô sớm thì thua thiệt như vậy. Ngô trà trung cũng không kém phần thua lỗ. Đó là, ngay thời điểm ngô phun râu, đóng bắp thì chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh gây mưa to và lốc xoáy ở đầu tháng 5 khiến cho hàng loạt luống ngô bị đổ ngã. Nông dân lại phải âm thầm dựng từng cây ngô đứng lại. Chắc chắn, năng suất sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Trao đổi với lãnh đạo địa phương được biết, thật là thua thiệt cho nông dân SX vụ xuân, trồng cây gì thiệt hại cây đó vì thời tiết luôn bất lợi. Nửa năm nay đầy rẫy những tai biến thời tiết, chưa năm nào mà đến tháng 5, lịch thì đã vào hè mà thời tiết vẫn có không khí lạnh liên tục ùa về miền Bắc gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

Hiện tượng được mùa, rớt giá hay được giá, mất mùa cứ liên tục đè nặng trên đôi vai người nông dân khiến cho họ không mấy thiết tha đến đồng ruộng. Mặt khác, thâm canh cây trồng bây giờ không dễ dàng gì như trước đây vì thiên tai, bất lợi luôn rình rập.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.