| Hotline: 0983.970.780

Ngọc trai 2.000 năm tuổi hiếm có ở Australia

Thứ Bảy 29/10/2016 , 07:20 (GMT+7)

Viên ngọc trai màu vàng hồng tròn bóng, đường kính 5mm, được tìm thấy ở ven biển Kimberley, miền Tây Australia. Các nhà khảo cổ của Đại học Wollongong đã mất 4 năm mới có thể phân tích và xác định niên đại của nó...

* Ngọc trai 2.000 năm tuổi hiếm có ở Australia

Viên ngọc trai biển tự nhiên khai quật được ở một khu vực khảo cổ của Australia năm 2011 có niên đại 2.000 năm.

Viên ngọc trai màu vàng hồng tròn bóng, đường kính 5mm, được tìm thấy ở ven biển Kimberley, miền Tây Australia. Các nhà khảo cổ của Đại học Wollongong đã mất 4 năm mới có thể phân tích và xác định niên đại của nó bằng công nghệ cắt lớp siêu nhỏ để tránh làm tổn hại viên ngọc.

"Ngọc trai tự nhiên rất hiếm" Szabo, chuyên gia vỏ động vật thân mềm, đại học Wollongong nói. "Chúng tôi chưa bao giờ tìm thấy ngọc trai tự nhiên ở Australia". Do ngọc trai tự nhiên thường không tròn và viên ngọc được tìm thấy gần khu trung tâm nuôi cấy ngọc trai của Australia, các nhà khoa học đã phải chứng minh nó là ngọc trai tự nhiên.

Hiện chưa rõ màu vàng hồng của viên ngọc trai là nguyên bản hay do chôn lâu dưới đất.


* 10 cách đơn giản khử mùi hôi chân khi đi giày

Chân hôi do mang giày thường có hai nguyên nhân chính: hoặc là do vi khuẩn trong giày và tất hoặc là do mồ hôi của chân không thoát ra được. Để chân đi giày kín không bốc mùi, bạn không nhất thiết phải thay giày bằng xăng đan. Những biện pháp dưới đây có thể giúp bạn. Bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách, theo Top10 Home Remedies và Natural Remedy Ideas.                                                                                                          

1. Baking Soda. Cho bột baking soda (còn gọi là thuốc muối, hoặc nếu không có thì mua bột nở, bán ở hiệu thuốc) vào trong một gói giấy rồi nhét vào giầy hoặc rắc một ít bột này vào trong giày và cứ để qua đêm. Sáng ra, nhớ đổ bột đi. Hoặc hòa baking soda vào nước ấm (4 muỗng với 1 lít nước) để ngâm bàn chân 15 - 20 phút mỗi tối trong suốt một tuần.

2. Tinh dầu. Có nhiều loại tinh dầu như dầu bạch đàn, đinh hương, cây trà, oải hương... có thể giúp bạn khử mùi của giày. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu vào một tờ giấy, đặt tờ giấy vào trong giày và để qua đêm.Hoặc cho vài giọt tinh dầu vào trong nước ấm, ngâm chân 15 đến 20 phút, lặp lại hai lần mỗi ngày trong một vài ngày.

3. Cồn: Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, cồn còn giúp loại trừ bụi bẩn. Hãy cho một lượng cồn vừa đủ vào trong giày. Ngoài ra, lấy bông thấm cồn để lau mặt ngoài của giày. Đặt đôi giày chứa cồn ở nơi thoáng khí để cồn tiêu diệt hết vi khuẩn.

4. Đi tất: Điều cần lưu ý là tất (vớ) luôn được giặt sạch và khô trước khi đi vào chân. Nên giặt sau một ngày sử dụng, và không nên dùng một đôi liên tục sau nhiều ngày. Nên chọn tất chất liệu cotton, thấm mồ hôi. Nếu bạn đi tất bẩn, tất nhiều nylon khiến mồ hôi ở chân không thoát được thì tất lại phản tác dụng, làm mùi hôi của chân nặng nề hơn.

5. Túi lọc trà đen:  Bạn có thể đun sôi hai túi trà đen với ba chén nước nóng, sau đó pha thêm với nửa xô nước lã. Ngâm chân từ 15 đến 20 phút. Làm hàng ngày trong khoảng một tuần. Bã của túi lọc trà thì cho vào giày và để đó qua vài giờ. Nhớ lau sạch nước trà rơi vãi trên giày.

 6. Các miếng giấy thấm khô (dryer sheet): Trước khi xỏ chân vào giày, nhớ đặt miếng giấy lót vào trước. Miếng giấy rất mỏng và nhẹ nên bạn vẫn rất thoải mái, cảm giác như không hề có nó. Hãy cho giấy vào thùng rác ngay sau mỗi lần sử dụng.

7. Phấn rôm hoặc phấn thơm em bé: Rắc phấn vào bàn chân hoặc giày trước khi xỏ chân vào giày. Trong quá trình đi giày, thỉnh thoảng xức thêm phấn nếu phát hiện chân bắt đầu có mồ hôi. Nhớ đừng rắc quá nhiều.

8. Borax (Hàn the): Hòa nửa cốc hàn the, nửa cốc giấm trong 2 cốc nước, rồi xịt dung dịch này vào phía trong giày. Chờ giầy khô mới đi. Hoặc bạn có thể rắc bột hàn the vào trong giày trước khi đi.

9. Rửa chân sạch sẽ: Trước khi cho chân vào giày, bạn cần đảm bảo chân phải sạch và khô. Sau khi cởi giày ra, nhớ rửa kỹ chân với xà bông và nước đồng thời cũng làm khô giày. Việc này càng được thực hiện càng thường xuyên càng tốt.

10. Không bao giờ xỏ chân vào giày hay tất ẩm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm