| Hotline: 0983.970.780

Dưới những công trình thủy lợi kỳ vĩ

Ngồi nhà nhấn nút cửa van nặng hàng trăm tấn điều tiết nước

Thứ Sáu 21/10/2022 , 14:15 (GMT+7)

Sau nút bấm, hai cánh tay thủy lực khổng lồ hạ cánh cửa van bằng thép chặn ngang dòng sông Cái Lớn – Cái Bé điều tiết nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

Siêu công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có thiết kết rất hiện đại, được kết nối vận hành thông qua “hệ thống quan trắc, giám sát tự động SCADA”, ngồi tại nhà điều hành đóng, mở ửa van chỉ thông qua một nút bấm.  Ảnh: Trung Chánh.

Siêu công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có thiết kết rất hiện đại, được kết nối vận hành thông qua “hệ thống quan trắc, giám sát tự động SCADA”, ngồi tại nhà điều hành đóng, mở cửa van chỉ thông qua một nút bấm. Ảnh: Trung Chánh.

“Lá chắn thép” điều tiết thủy lợi

Bài liên quan

“Các phương tiện giao thông thủy chú ý, chúng tôi đang vận hành cửa giàn cống… yêu cầu phương tiện di chuyển đúng theo biển báo, báo hiệu chỉ dẫn”.

Tiếng loa thông báo vang lên khi những cánh tay thủy lực khổng lồ từ từ hạ cánh cửa van bằng thép nặng hơn hai trăm tấn chắn ngang dòng sông Cái Lớn – Cái Bé. Các cửa cống khép lại nhưng đã mở ra vùng hưởng lợi liên tỉnh có diện tích hơn 384.000 ha sản xuất nông nghiệp và thủy sản, với điều kiện nguồn nước được kiểm soát hiệu quả.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được nhiều người gọi là siêu công trình thủy lợi. Đây cũng là công trình thủy lợi có thiết kết rất hiện đại, được kết nối vận hành thông qua “hệ thống quan trắc, giám sát tự động SCADA”.

Ngồi tại nhà điều hành, các kỹ sư có thể quan sát toàn bộ hoạt động thông qua màn hình lớn và biết được chất lượng nguồn nước để ra quyết định. Đặc biệt là dễ dàng “thò tay” đóng, mở các cánh cửa van cống chỉ bằng một nút bấm.

Cống Cái Lớn - Cái Bé là siêu công trình thủy lợi lớn nhất khu vực ĐBSCL, được triển khai xây dựng tại xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Công trình cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455 m, gồm 11 khoang, mỗi khoang rộng 40 m và khoang âu thuyền rộng 15 m.

Cống Cái Bé tổng chiều rộng thông nước 85 m, gồm 2 khoang, mỗi khoang rộng 35 m và 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Cánh cửa van cống và van âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực.

Cống Cái Lớn – Cái Bé còn kết hợp với cầu giao thông và hệ thống đê nối với quốc lộ, hình thành vùng hưởng lợi liên tỉnh rộng lớn. Ảnh: Trung Chánh.

Cống Cái Lớn – Cái Bé còn kết hợp với cầu giao thông và hệ thống đê nối với quốc lộ, hình thành vùng hưởng lợi liên tỉnh rộng lớn. Ảnh: Trung Chánh.

Vượt qua khó khăn, thi công thần tốc

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được Bộ NN-PTNT làm lễ khởi công, chính thức phát lệnh bắt tay xây dựng vào tháng 11/2019.

Theo kế hoạch, toàn bộ dự án sẽ hoàn thành trong thời gian 24 tháng thi công. Tuy nhiên, do đây là công trình thủy lợi rất quan trọng, cấp bách, nên chủ đầu tư và các nhà thầu đã ký kết hưởng ứng phong trào và cam kết thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ, mỹ thuật của công trình, quyết tâm đưa công trình hoàn thành vượt tiến độ 3 tháng.

Điều đặc biệt là gần như toàn bộ thời gian thi công dự án Cái Lớn – Cái Bé là thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, trong đó có nhiều tháng liền phải thực hiện giãn cách xã hội, công việc bị đình trệ.

Trong 24 tháng thi công thì có đến 1/3 thời gian khu vực quanh công trường bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Những với những kỹ sư, công nhân xây công trình Cái Lớn – Cái Bé là không ngừng nghỉ. Họ đành chấp nhận cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để bám công trường, làm việc trong điều kiện phải giãn cách, thưa người.

Cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455 m, với 11 cửa van, mỗi cửa van rộng 40 m và cao 9 m, nặng hơn 200 tấn, được gắn với cánh tay thủy lực khổng lồ, tạo thành lá chắn thép ngăn sông, điều tiết thủy lợi hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455 m, với 11 cửa van, mỗi cửa van rộng 40 m và cao 9 m, nặng hơn 200 tấn, được gắn với cánh tay thủy lực khổng lồ, tạo thành lá chắn thép ngăn sông, điều tiết thủy lợi hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.

Không chỉ vậy, khi công trình vừa khởi công chưa được bao lâu (năm 2020) thì giá vật liệu tăng đột biến, nhất là thép và cát xây dựng… Nhưng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn của các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện, dự án đã được đẩy nhanh tiến độ, thi công vượt tiến độ  sớm hoàn thành so với mục tiêu đề ra.

Những nỗ lực không mệt mỏi đó đã được đền đáp xứng đáng khi giữa tháng 6/2021, cửa van bằng thép nặng hơn 200 tấn được cẩu từ bờ ra giữa sông và lắp đặt vào khoang cửa cống Cái Lớn thành công. Đây là cửa van cuối cùng trong tổng số 11 cửa van của công trình này đã được lắp đặt xong.

Mỗi cánh cửa van cống Cái Lớn đều có kích thước dài 40 m, cao 9 m, nặng 203 tấn bằng thép chuyên dụng được hàn thành nguyên khối trên khung chịu lực. Khi vận hành đóng tất cả các cửa cống sẽ tạo thành những “lá chắn thép” điều tiết nguồn nước mặn, lợ, ngọt tùy theo mùa và theo nhu cầu, phòng chống thiên tai, hạn hán, mặn xâm nhập, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Công trình Thủy lợi 10 (Bộ NN-PTNT) thì hệ thống cửa van là kết cấu quan trọng nhất của công trình thủy lợi, việc hoàn thành lắp đặt cửa van cuối cùng sẽ sớm đưa công trình cống Cái Lớn vào vận hành, phát huy tác dụng.

Đây là điểm nhấn quan trọng về tiến độ thi công, đánh dấu công trình cống Cái Lớn sớm hoàn thành về mặt kỹ thuật, có thể vận hành trước 6 tháng so với kế hoạch và vượt trước 3 tháng so với cam kết của các nhà thầu xây dựng. Trước đó, vào tháng 2/2021, cống Cái Bé có chiều rộng thông nước 85 m, gồm 2 cửa van, mỗi cánh cửa van rộng 35 m và 1  khoang âu thuyền rộng 15m, đã hoàn thành, đưa vào vận hành, phát huy hiệu quả, giúp hàng chục ngàn ha lúa, cây ăn trái trong vùng hưởng lợi thoát khỏi nguy cơ xâm nhập mặn.

Ông Hà Đức Hạnh, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 cho biết, dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 đã được đẩy nhanh thời gian thi công, hoàn thành vượt tiến độ, sớm đưa vào vận hành khai thác hiệu quả. Trong đó, cống Cái Bé hoàn thành phần chính, đủ điều kiện vận hành từ tháng 2/2021, trước 1 mùa khô so với kế hoạch. Tương tự, cống Cái Lớn hoàn thành vào tháng 7/2021 và cống Xẻo Rô hoàn thành tháng 10/2021. Tất các các công trình quan trọng này đều hoàn thành vượt tiến đề ra.

Phát triển sinh kế trong vùng hưởng lợi

Việc hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Dự án này, cùng với các công trình phụ trợ khác đã mở ra vùng hưởng lợi trải rộng trên địa bàn liên tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… với nguồn nước được kiểm soát hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Công trình đã có vã đã phát huy hiệu quả, các địa phương cần phát triển các mô hình sinh kế phù hợp đã nâng cao thu nhập cho nông dân trong vùng.

Mô hình sinh kế tôm - lúa sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình sinh kế tôm - lúa sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Tại Kiên Giang, Sở NN-PTNT đã giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh, phối hợp với các địa phương tổ chức thành lập và củng cố 20 hợp tác xã mô hình sinh kế trong vùng hưởng lợi thuộc hệ thống thủy lợi Cái lớn – Cái Bé. Theo đó, các hợp tác xã này được hỗ trợ liên phương án sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất – tiêu thụ, xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, quy trình sản xuất phù hợp tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… Tiến tới xây dựng các chuỗi truy xuất nguồn gốc điện tử QR.

Các mô hình sinh kế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phát triển khá đa dạng, gồm có tôm – lúa hữu cơ, khóm – cau – dừa, khóm – tôm, cây ăn trái… Tại huyện An Biên, mô hình sinh kế trong sản xuất tôm – lúa được triển khai trên địa bàn xã Tây Yên A và Đông Yên. Xã viên tham gia mô hình đã cùng nhau xây dựng cánh đồng lớn sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập cho nhà nông.

Các mô hình sinh kế từ công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé đã giúp cho nhà nông sản xuất hiệu quả hơn, ít rủi ro và tăng thêm thu nhập khoảng 30% so với cách làm truyền thống. Ảnh: Trung Chánh.

Các mô hình sinh kế từ công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé đã giúp cho nhà nông sản xuất hiệu quả hơn, ít rủi ro và tăng thêm thu nhập khoảng 30% so với cách làm truyền thống. Ảnh: Trung Chánh.

Tương tự, tỉnh Hậu Giang đã triển khai, xây dựng 4 mô hình sinh kế cho 4 tổ chức nông dân, với các loại hình sản xuất đặc thù tại địa phương như: khóm – thủy sản, lúa – rau màu, lúa – tôm và trồng vườn chuyên canh mãng cầu xiêm. Ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, các hộ dân tham gia mô hình được tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vật tư đầu vào như giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi…. Đầu tư thiết bị kiểm tra môi trường, làm đất, cải tạo mương, ruộng, lắp đặt hệ thống tưới, xây dựng kho chứa thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình canh tác.

Tham gia thực hiện các mô hình sinh kế, nhà nông được tập huấn áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và truy xuất nguồn gốc bằng mã QR, giúp nâng cao giá trị sản phẩm. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia thực hiện các mô hình sinh kế, nhà nông được tập huấn áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và truy xuất nguồn gốc bằng mã QR, giúp nâng cao giá trị sản phẩm. Ảnh: Trung Chánh.

Đồng thời,  nhà nông được tư vấn hướng dẫn áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm của mô hình. Qua thực tiễn đánh giá, các mô hình sinh kế này đã giúp cho nhà nông sản xuất hiệu quả hơn, ít rủi ro và tăng thêm thu nhập khoảng 30% so với cách làm truyền thống.

Phát triển hệ thống thủy lợi, nhất là các công trình thủy lợi lớn có tính chất liên vùng như Cái Lớn – Cái Bé sẽ góp phần giải quyết những vấn đề then chốt mà Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đã đặt ra. Hiện nay, các công trình thủy lợi đang được Bộ NN-PTNT đầu tư một cách đồng bộ, góp phần biến những thách thức thành cơ hội. Đồng thời, khẳng định quan điểm “thuận thiên nhưng có kiểm soát” trong thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng ĐBSCL.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất