| Hotline: 0983.970.780

Người Ấn Độ khiến du khách cảm động trong khủng hoảng tiền tệ

Thứ Năm 05/01/2017 , 12:06 (GMT+7)

Nhiều người dân Ấn Độ sẵn sàng cho du khách nợ tiền nhà, tiền dịch vụ và đưa thêm tiền mặt cho những người nước ngoài khi chính họ đang gặp khó khăn trang trải cuộc sống.

Ấn Độ tuyên bố khai tử loại tiền 500 và 1.000 rupee hồi tháng 11 năm ngoái khiến nhiều du khách lâm vào cảnh ra đường ăn xin, vì khủng hoảng tiền tệ. Họ phải biểu diễn âm nhạc và múa hát để quyên tiền từ người dân địa phương.

Lucy Pummer là một trong những du khách có mặt tại Ấn Độ trong thời gian đất nước này trải qua cơn biến động về tiền tệ. Dưới đây là những dòng chia sẻ của cô trên The Better India.

Một ngày giữa tháng 12/2016, Lucy tìm thấy đồng 100 rupee (hơn 30.000 đồng) duy nhất trong túi. Lucy cần bắt chuyến đi Mumbai hôm sau, nhưng cô phải trả hóa đơn thuê nhà đã quá hạn, khi cô thậm chí không biết mình có thể ăn gì trong bữa tối.

nguoi-an-khien-du-khach-cam-dong-trong-khung-hoang-tien-te
Lucy ngồi trong một cửa hàng tại Ấn Độ. Ảnh: Lucy Plummer.
 

Cô lang thang khắp thành phố Delhi hơn 13 tiếng, hòa vào dòng người xếp hàng dài tại nhiều máy ATM mà không thể rút tiền. Cảm thấy tuyệt vọng và rã rời, Lucy trở về, giải thích với chủ nhà rằng cô không còn tiền mặt để trả hóa đơn thuê phòng mà bà ấy cũng không có máy quẹt thẻ. Cô vào phòng với nỗi xấu hổ.

Vài phút sau, chủ nhà gõ cửa và dúi vào tay Lucy đồng 100 rupee, nói: "Tiền là thứ đến rồi đi. Hãy nhớ ăn tối và phải bắt kịp chuyến bay ngày mai". Bà chủ nhà đã khiến Lucy lấy lại niềm tin vào lòng tốt, nhắc nhở về lý do cô yêu mến Ấn Độ giữa cơn tuyệt vọng khi đất nước này trong cuộc khủng hoảng tiền tệ.

nguoi-an-khien-du-khach-cam-dong-trong-khung-hoang-tien-te-1
Người dân xếp hàng dài để rút tiền tại ATM. Ảnh: Lucy Plummer.
 

Lucy viết: "Những người dân bình thường sẵn sàng đặt lợi ích của mình sang một bên vì người khác, mặc dù cuộc sống của họ đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ những biến động tiền tệ của quốc gia. Họ không ngừng nỗ lực để đảm bảo bất cứ khách hàng nào cũng là Thượng đế khi đặt chân tới Ấn Độ".

Càng đi nhiều, Lucy càng nhận ra mình không phải người duy nhất được người dân bản địa giúp đỡ trên đường khám phá đất nước sông Hằng. Matthew, một du khách Pháp, phát hiện anh không đủ tiền trả cho bộ vest đặt tại một tiệm may ở bang Goa. Dù chỉ là chủ một cửa tiệm sơ sài, người thợ may vẫn để anh lấy đồ và có thể trả tiền bất cứ khi nào có thể, không quên gửi thêm 2.000 rupee tiền mặt để vị khách trang trải trên đường.

nguoi-an-khien-du-khach-cam-dong-trong-khung-hoang-tien-te-2
Nhiều du khách không còn đủ tiền mặt để xài khi tới Ấn Độ đúng thời điểm khủng hoảng tiền tệ. Ảnh: Lucy Plummer.
 

Nhiều du khách khác được người dân cho mượn tài khoản ngân hàng để rút tiền mặt hoặc nhận tiền từ người thân ở quê nhà. Một doanh nhân đến từ Palohem vui vẻ xếp hàng bên cạnh những vị khách nước ngoài đang cầm 3-4 thẻ để rút từng 10.000, 2.000 rupee. Dù chỉ rút được 2.000 rupee (khoảng 670.000 đồng) mỗi ngày, ông vẫn luôn mỉm cười và nói rằng ông không chỉ có nghĩa vụ với quê hương, mà cũng phải giúp những vị khách nước ngoài không phải chịu tác động quá nhiều từ khủng hoảng.

VnExpress

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.