| Hotline: 0983.970.780

Người báo trước vụ thảm họa vỡ đập Bản Kiều ở Trung Quốc

Thứ Ba 31/07/2018 , 13:05 (GMT+7)

Vụ vỡ đập Bản Kiều khiến hàng trăm nghìn người chết, có thể đã không xảy ra, nếu chính quyền Trung Quốc thời ấy lắng nghe ý kiến phản đối của một kỹ sư.

1h00 ngày 8/8/1975, không lâu trước khi đập Bản Kiều vỡ, cảnh thanh bình hiện ra trước mắt dân làng ở hạ lưu, đó là những ngôi sao lấp lánh mọc lên khi mây đen bị xua tan. “Mực nước đang xuống, lũ lụt rút rồi”, một tiếng thét mừng rỡ của ai đó vang lên.

Nhưng đó là khoảnh khắc bình yên trước bão giông. Một người sống sót, kể lại rằng chỉ vài giây sau, họ nghe thấy tiếng động cực lớn như thể Trái đất đang vỡ vụn. Ít nhất 171.000 người đã thiệt mạng do bị lũ cuốn trôi, nhiều người chết khi đang ngủ.

Ngày nay, không còn nhiều người ở ngoài tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, biết đến vụ vỡ đập kinh hoàng mang tên Bản Kiều. Thảm họa ấy có lẽ đã không đến, nếu chính quyền Trung Quốc lắng nghe lời phản đối của kỹ sư thủy lợi Trần Hưng, theo tờ Economic Observer.

19-44-10_1
Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc

Ông Trần từng cảnh báo việc xây quá nhiều đập thủy điện, hồ chứa, sẽ khiến mực nước ngầm ở Hà Nam tăng quá ngưỡng an toàn, gây thảm họa. Tuy nhiên, với lý do tích nước phục vụ tưới tiêu, chính quyền Trung Quốc đã cho xây 87.000 hồ chứa, từ năm 1950 đến những năm 1970.

Sự kiêu ngạo của quan chức khiến lời cảnh báo của ông Trần bị bỏ ngoài tai. Ngay từ năm 1955, người ta đã phát hiện một số vết nứt trong tại đập Bản Kiều, vụ việc được xử lý với sự giúp đỡ từ Liên Xô. Giới chức Trung Quốc khi đó còn gọi đây là “Đập Thép”, hàm ý nó không thể bị phá vỡ.

Kỹ sư họ Trần đã phản đối nhiều lần. Khi kế hoạch xây đập Bản Kiều được triển khai, ông Trần đề xuất có 12 cửa xả, song con số thực tế chỉ là 5. Cuối cùng, ông Trần bị đưa tới thành phố khác công tác, không được ở trong ban quản lý dự án Bản Kiều nữa.

Năm 1961, ông Trần được quay lại dự án một thời gian, để xử lý một vài vấn đề liên quan đến con đập, song sau đó tiếp tục phải ra đi. Lần thứ 3 ông Trần trở lại, là khi cùng một số quan chức Trung Quốc đi khảo sát thực địa sau thảm họa ngày 8/8/1975. Lời cảnh báo của ông Trần được chú ý tới, nhưng cái giá của nó là hàng trăm nghìn mạng người.
 

Giấu kín

Truyền thông phương Tây cho rằng sự cố Bản Kiều đã bị “giấu kín”, bằng chứng là tận đến tháng 9/2005, chính quyền Trung Quốc mới công bố con số thiệt hại về người. Thẩm Vĩnh Xã, người phát ngôn Cục Bảo mật Tin tức Nhà nước Trung Quốc, cho biết “Sự cố 75.8” (cách truyền thông Trung Quốc gọi vụ vỡ đập Bản Kiều) khiến 170.000 người thiệt mạng, trong đó 26.000 người chết trong lũ, số còn lại thiệt mạng do dịch bệnh và nạn đói. Ngoài ra, còn khoảng 11 triệu người bị trở thành vô gia cư khi hơn 5 triệu ngôi nhà bị phá hủy.
 

Thảm họa Bản Kiều lặp lại

Nhiều chuyên gia thủy lợi trong và ngoài Trung Quốc từng nhiều lần lên tiếng lo ngại thảm họa Bản Kiều sẽ còn lặp lại. Lý do là Trung Quốc xây quá nhiều đập thủy điện và tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu tạo nên các diễn biến thời tiết cực đoan khó lường.

Bất chấp các cảnh báo, Trung Quốc vẫn cố gắng gia tăng xây đập thủy điện. Nước này có kế hoạch nâng công suất sản sinh năng lượng lên 50%, trong đó tỷ lệ năng lượng phi hóa thạch từ 9-15% vào năm 2020.

Việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc trở nên chậm lại, đặc biệt sau thảm họa Fukushima ở Nhật năm 2011. Thay vào đó, đập thủy điện sẽ “gánh” phần sản xuất năng lượng. Hồi năm 2013, nhiều nhà hoạt động môi trường, chuyên gia thủy lợi, từng tỏ ý lo ngại về kế hoạch xây đập thủy điện của Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12. Theo đó, Trung Quốc muốn xây dựng 7 con đập tương đương Tam Hiệp, đập lớn nhất thế giới, chặn ngang dòng Trường Giang tại tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc.

19-44-10_2
Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc

Trung Quốc dường như đang ngày càng đẩy mạnh xây đập thủy điện ở miền nam với hàng chục dự án được triển khai. Có tổng cộng 32 đập lớn đang chặn ngang Nộ Giang, Lan Thương, Trường Giang, ba dòng sông lớn. Trong vài năm tới, số đập có thể lên tới 100.

Năm 2013, tờ Economic Observer, cho biết chính quyền Trung Quốc đã phát hiện 100 trường hợp tham nhũng, nhận hối lộ, tham ô, liên quan đến dự án đập Tam Hiệp. Hầu hết các trường hợp này dính líu đến quỹ tái định cư, song đáng chú ý là 16 vụ liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng.

Trong khi đó, các con đập cũ cũng gây nhiều lo ngại, hàng nghìn đập được xây từ thời cải cách kinh tế, hồi những năm 1970. Trung Quốc thống kê được có 40.000 con đập có nguy cơ bị vỡ. Bắc Kinh đã chi ra 62 tỷ Nhân dân tệ để sửa chữa.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm