| Hotline: 0983.970.780

Người chữa hiếm muộn nức tiếng

Thứ Tư 05/12/2012 , 13:41 (GMT+7)

Có cặp vợ chồng lấy nhau 6 năm vẫn không có con, vậy mà sau khi dùng thuốc của bà sắc uống thì "vỡ kế hoạch". Người có bài thuốc độc đáo đó là bà Sồng Thị Xa (80 tuổi) ở bản Hoàng Liên Sơn 1, xã Nậm Xe (Phong Thổ, Lai Châu).

Có cặp vợ chồng lấy nhau 6 năm vẫn không có con, vậy mà sau khi dùng thuốc của bà sắc uống thì "vỡ kế hoạch". Người có bài thuốc độc đáo đó là bà Sồng Thị Xa (80 tuổi) ở bản Hoàng Liên Sơn 1, xã Nậm Xe (Phong Thổ, Lai Châu). Không những chữa bệnh vô sinh, bà còn chữa nhiều bệnh khác cũng nức tiếng vùng sơn cước.

>> Bẫy lừa giăng mắc
>> Gái 14 tuổi đã 3 đời chồng

Từ hiếm muộn đến... "vỡ kế hoạch"

Có mặt tại đồn Biên phòng Nậm Xe, khi hỏi về vùng đất này có những điều gì khác lạ, nghe vậy, một chiến sĩ biên phòng của đồn mách lối rằng, ở đây có một "khắc tinh" bệnh hiếm muộn. Ở đồn có một trường hợp như vậy nhưng uống thuốc của bà là có được kết quả như ý muốn.

Chiến sĩ biên phòng này cho hay, hai vợ chồng đã uống thuốc, điều trị nhiều nơi, từ Đông y qua Tây y không sót một nơi nào, ấy vậy mà vẫn không có kết quả nhưng khi lấy thuốc của bà Xa về uống, sau một thời gian thì có tin vui.

Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đến bản Hoàng Liên Sơn 1, ngay từ đầu bản hỏi về nhà “thần y”, chúng tôi nhận được những câu ngợi khen về bà. Người dân ở đây bảo, bà Xa tài lắm, các anh đi chữa bệnh là đúng chỗ rồi. Ngoài chữa bệnh vô sinh, bà còn chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả. Rồi họ ca ngợi tiếp, trước đây chưa có trạm y tế thì tính mạng mọi người trong bản đều một mình bà ra tay cứu giúp.

Bà Xa nay bước sang tuổi 80 nhưng trông rất khoẻ mạnh, sống một mình tự lo cơm nước hàng ngày dưới mái nhà lụp xụp. Hôm chúng tôi đến đúng vào ngày bận rộn của bà, có mấy người từ bản khác đến ngồi chờ bà khám bệnh và bốc thuốc. Cũng vì thế, bà nhắc khéo chúng tôi: “Các chú con trai ra ngoài chờ tôi tý, thông cảm cho tôi, vì toàn là chị em cả nên họ sẽ ngại”.


Những vị thuốc bà Xa chữa bệnh vô sinh

Nghe theo lời bà, chúng tôi ra ngoài chờ. Sau 1 giờ đồng hồ, các bệnh nhân được bà khám và bốc xong, lúc này mới có dịp diện kiến “thần y”. Chúng tôi bảo với bà là đi khám bệnh hiếm muộn. Nghe vậy, bà liền bảo: “Thế không được rồi các chú ơi! Chuyện có con là do cả vợ lẫn chồng mà. Các chú đến một mình tôi không biết lỗi là ở các chú hay vợ. Phải cả hai vợ chồng tôi mới biết bệnh được”. Nghe nói vậy, chúng tôi nói thật là nhà báo đến xem bà bốc thuốc.

Kể về bài thuốc, bà Xa chia sẻ: “Hồi nhỏ, ngày nào tôi cũng theo bà ngoại lên rừng hái thuốc. Rồi cây thuốc nào, loại nào trị bệnh gì được bà ngoại chỉ dạy. Đến lúc tôi 15 tuổi thì bà ngoại mất, trước khi bà qua đời, tôi được truyền lại bài thuốc này. Cũng không rõ bà tôi học được bài thuốc này của ai, nhưng hiệu quả của nó thì ai cũng biết".

Tôi hỏi bà Xa: Hơn 65 năm hành nghề, bà chữa được cho bao nhiêu cặp vô sinh, cứu được bao nhiêu người bị bệnh đường ruột? Bà Xa bảo: “Làm sao tôi nhớ nổi, có người bị bệnh là tôi cứu. Riêng ở bản này tôi nhớ được những cặp vợ chồng chữa bệnh hiếm muộn. Bởi sau khi sinh con, các cháu xem tôi như là mẹ. Còn những người bị bệnh khác thì tôi không nhớ đâu”.

Từng ấy năm hành nghề, bà Xa luôn bám rừng, từng thứ lá, loại rễ, cách pha chế chữa trị, bà thuộc như lòng bàn tay. Hàng trăm loại cây rừng được bà liệt kê đều có một công dụng riêng biệt. Theo bà Xa thì trước đây chỉ cần đi một buổi sáng là tìm được thuốc nhưng giờ rừng bị tàn phá, cây thuốc vì thế cũng cạn kiệt nên phải đi nhiều quả đồi mới tìm được thứ thuốc này.

Nói về bài thuốc của mình, bà Xa cho biết: Bài thuốc có hai vị, theo tiếng Mông là "cua chai" và "bẳng xua". Cách sử dụng loại "cua chai" là trộn với trứng gà nấu chín ăn, còn "bẳng xua" là sắc lên uống. Trong khi sử dụng, điều kiêng kỵ là không được ăn mì chính và những đồ ngọt. Bà Xa giải thích, nếu ăn những loại này vào thì làm nhạt thuốc và công dụng không được như mình mong muốn.

Muốn thử tài khám bệnh hiếm muộn của bà nhưng trong khi chỉ đi một mình nên không thể, chúng tôi nhờ bà khám xem có bệnh gì khác không. Một đồng nghiệp của tôi vào khám, với phương pháp chỉ dùng tay đè lên bụng để phát hiện bệnh, sau những lần đè, bà bảo đồng nghiệp tôi rằng: Trong bữa ăn anh thường ăn nhanh nên hệ tiêu hoá có vấn đề. Tôi sẽ cắt thuốc cho anh. Chưa dừng lại đó, anh bạn đồng nghiệp đã có hai đứa con nhưng muốn “thử tài” bệnh hiếm muộn của bà nên hỏi: “Cháu đi khám, bác sĩ bảo cháu bị bệnh vô sinh”. Nghe vậy, nói liền: “Cái khoản này của anh tốt lắm, không vấn đề gì. Nếu có bị thì ở vợ chứ không phải do anh, anh đưa chị lên đây tôi khám xem thế nào”.


Bệnh nhân đến khám bệnh

Sống trong cảnh nghèo khó

Việc những người nơi khác đến lấy thuốc hiệu quả thế nào chúng tôi chưa kiểm chứng nhưng ở bản Hoàng Liên Sơn 1, có 10 cặp vợ chồng hiếm muộn uống thuốc của bà Xa thì nay cả 10 đã sinh con, thậm chí có một số cặp vợ chồng "vỡ kế hoạch".

Trường hợp điển hình nhất tại bản Hoàng Liên Sơn 1 là cặp vợ chồng Giàng Thị Giống và chồng là Lý A Chóng. Họ lấy về nhau đến 6 năm nhưng không sinh được con. Vợ chồng Chóng đã đi nhiều nơi lấy thuốc nhưng vẫn không có con, ấy vậy mà sau khi dùng thuốc của bà Xa sắc uống thì… "vỡ kế hoạch". Sau lần sinh đầu tiên thì vợ chồng Chóng sinh tiếp 3 người con. Để nhớ ơn bà Xa, đứa con đầu lòng, vợ chồng Chóng đặt tên cũng giống với bà là Lý Thị Xa.

Có đôi vợ chồng hiếm muộn, bà không nhớ rõ quê quán nhưng chỉ biết người vợ tên Lan tìm đến bà qua lời giới thiệu để lấy thuốc. Người phụ nữ này cũng cho biết là đi khắp cả nước rồi, khoa học kỹ thuật hiện đại cũng can thiệp rồi mà không có kết quả. Bà chỉ cắt 6 thang thuốc thế là người phụ nữ tên Lan “đơm hoa kết trái”.


Chị Giàng Thị Giống lấy chồng 6 năm không có con nhưng uống thuốc bà Xa đã "vỡ kế hoạch"

Bà Xa tâm sự: “Ở cái tuổi gần đất xa trời rồi, cũng may tôi đã truyền lại bài thuốc cho con dâu. Mai này tôi có chết thì bài thuốc của tôi nói riêng và của dân tộc Mông dưới đỉnh Hoàng Liên Sơn vẫn còn. Tuy nhiên, điều tôi lo lắng nhất là tình trạng phá rừng, khai thác dược liệu như hiện này thì những vị thuốc sẽ rất khó kiếm. Lúc đó bài thuốc sẽ mất”.

Bà Xa khoe: “Sau đó hai vợ chồng kéo nhau lên đây cảm ơn tôi. Họ cho tôi tiền nhiều lắm nhưng tôi không nhận. Tôi chỉ nhận một tấm vải thổ cẩm và mấy gói kẹo. Việc mình lấy thuốc là làm phúc thôi. Nếu tôi lấy tiền thì giờ tôi không ở căn nhà xập xệ này nữa".

Ngoài biệt tài chữa vô sinh, đường ruột thì "thần y" này còn sở hữu bí kíp của bài thuốc biệt dược phòng the nức tiếng miền sơn cước. Riêng về bí kíp phòng the khiến “một người khoẻ hai người vui” thì bà không ngần ngại bộc bạch: “Giờ thời buổi công nghiệp, dưới xuôi người ta ăn vào người đủ thứ cao lương mỹ vị nhưng "chuyện ấy" lại yếu lắm. Tây y không trị được mà có trị cũng chỉ nhất thời để rồi hỏng dần. Bài thuốc của tôi tuy đơn giản nhưng có công hiệu nhanh, mạnh và tác dụng lâu dài”.

“Tiên dược” ấy của bà cũng là tổng hợp nhiều vị thuốc khác nhau, chủ yếu là rễ và lá cây được phơi khô sắc uống. Bà Xa bảo: Thuốc không chỉ dành riêng cho giới nào, quý ông, quý bà đều sử dụng được. Ngay cả những cặp vợ chồng hiếm muộn đều phải dùng thêm thuốc này để tăng hiệu quả”.

Gần 65 năm chữa bệnh, bà đã mang lại tiếng cười cho hàng ngàn gia đình. Người mua thuốc chủ yếu là dân ở các huyện lân cận nhưng nay có nhiều người các tỉnh thành tìm đến bà. Khách đông, bán thuốc nhiều nhưng bà vẫn sống cảnh túng thiếu, bần hàn.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm