| Hotline: 0983.970.780

Người dân giận dữ, đòi tử hình Lê Văn Luyện

Thứ Tư 11/01/2012 , 09:19 (GMT+7)

Khoảng 6 giờ sáng 10/1), hàng chục thân nhân của các nạn nhân và người dân ở phố Sàn (Lục Nam, Bắc Giang - nơi xẩy ra vụ án) đã có mặt trước cổng tòa với những băng rôn, khẩu hiệu “tử hình Lê Văn Luyện để trả lại công bằng cho người bị sát hại”, “tử hình Lê Văn Luyện”…

Khoảng 6 giờ sáng hôm qua (10/1), hàng chục thân nhân của các nạn nhân và người dân ở phố Sàn (Lục Nam, Bắc Giang - nơi xẩy ra vụ án) đã có mặt trước cổng tòa với những băng rôn, khẩu hiệu “tử hình Lê Văn Luyện để trả lại công bằng cho người bị sát hại”, “tử hình Lê Văn Luyện”…

>> Sát nhân Lê Văn Luyện đối mặt trước công lý
>> Sắp xét xử Lê Văn Luyện

Di ảnh của anh Trịnh Văn Ngọc, chị Đinh Thị Chín và cháu Thảo, đặc biệt là bức ảnh của cháu Trịnh Ngọc Bích, mặt mũi, người ngợm đầy máu, mặt, tay và đầu bị những vết chém toang hoác, bên cạnh đó là bàn tay bị chém đứt rời, được phóng to, đã khiến người đi đường không ai cầm được nước mắt, không ai là không sôi sục vì phẫn nộ. 7 giờ sáng, dù cảnh sát đã giăng dây thép gai chặn hai đầu đường đến tòa, nhưng vẫn không ngăn nổi người dân tràn vào sân tòa án… 

Người dân giận dữ đòi tử hình Luyện

Gia đình nạn nhân phản đối dữ dội

Thân nhân của các nạn nhân cho biết, họ phản đối kịch liệt phiên tòa này, vì nó được xét xử trên cơ sở một bản cáo trạng không phản ánh đúng sự thật của vụ án, do dựa vào một bản kết luận điều tra (KLĐT) không khách quan.

Ông Trịnh Văn Tín, bố đẻ anh Ngọc, bức xúc: “Cháu Bích đã khai rõ ràng là nhìn thấy hai tên cướp ép bố mẹ cháu vào tường, trên tường còn dấu 4 bàn tay. Tên Luyện khai dùng 1 dao nhọn, 1 dao phớ để giết người, nhưng trên người con dâu tôi (chị Chín) có những vết thương do một loại hung khí hình móng ngựa gây ra, dao nhọn và dao phớ không thể gây nên những vết thương như vậy được. Tên Luyện không thể một mình sử dụng 3 hung khí cùng lúc. Vậy hung khí thứ 3 là hung khí gì? Kẻ nào đã sử dụng nó? Tại sao cả KLĐT lẫn cáo trạng đều chỉ khẳng định có một mình tên Luyện gây án?”.

Chị Đinh Thị Nhi, chị cả của chị Chín, ngày nào cũng sang trông cháu Thảo giúp em, cho biết: “Cuối ngày, bao giờ em tôi cũng cho vàng, tiền Việt Nam, đô la… vào một cái túi màu xám cất đi. Chính tôi cũng nhiều lần bỏ vàng, tiền vào cái túi đó giúp em, nhưng cái túi đó đã mất trong đêm xảy ra vụ án. Chắc chắn nó đã bị cướp đi cùng toàn bộ vàng, tiền trong đó. Giả sử tối hôm trước em tôi không bỏ vàng, tiền vào cái túi đó thì khi khám nghiệm hiện trường, công an phải tìm thấy cái túi chứ. Thế mà túi không thấy, trong nhà em tôi cũng không có đồng nào. Hiệu vàng mà bán hàng suốt một ngày, trong nhà không có đồng nào thì có ai tin nổi không?”.

Ông Tín khẳng định “chỉ cần tìm ra cái túi đó, và ai đang sở hữu nó, là việc tên Luyện có đồng phạm hay không sẽ sáng tỏ ngay”. Ông cũng cho biết thêm: “Khi niêm phong tang vật, công an ghi là có 199 cái nhẫn vàng, nhưng khi mở niêm phong lại lại có 223 cái, và niêm phong rồi thì không cân, nên khi mở, người nhà không biết trọng lượng của tang vật lúc niêm phong và lúc mở có bằng nhau không vì cũng là nhẫn, nhưng cái nhẫn 5 chỉ khác với cái nhẫn 1 chỉ chứ. Chỉ một việc này thôi, tôi đã thấy có gì không minh bạch rồi ”.

Anh Trịnh Quốc Sinh, anh trai của anh Ngọc, khẳng định: “Ngọc là người to khỏe, dù bị đâm bất ngờ thì một mình tên Luyện cũng không dễ gì giết được, nhất là sau đó lại có vợ chạy ra giúp sức. Nhất định phải có đồng phạm với tên Luyện. Nhiều chi tiết trong KLĐT và cáo trạng không đúng với hiện trường vụ án, như chi tiết nói 5h30 Ngọc lên tầng 3 phơi quần áo chẳng hạn, nhưng sự thực chậu quần áo vẫn còn nguyên trong nhà tắm…”.

Những nghi vấn của người nhà nạn nhân không phải là không có căn cứ, đặc biệt là lời khai của cháu Bích. Cháu đã nhìn thấy hai tên cướp trong một hoàn cảnh vô cùng khủng khiếp, nên hình ảnh đó chắc chắn đã in rất sâu, rất đậm trong trí óc cháu, dẫu đó là trí óc trẻ thơ, nhưng đã không được cơ quan CSĐT xem xét một cách thỏa đáng. Được hỏi về nguyện vọng của gia đình, chị Đinh Thị Lương (chị ruột chị Chín) nghẹn ngào: "Chúng tôi đề nghị điều tra lại, tìm ra kẻ đồng phạm với tên Luyện để trừng trị theo pháp luật. Chỉ có thế thì linh hồn em gái, em rể và cháu tôi mới được an ủi phần nào".

Luyện lạnh lùng, vô cảm

7h30, Lê Văn Luyện, Trương Thanh Hồng và Lê Văn Miên (4 bị cáo còn lại là vợ chồng Trương Văn Hợp, vợ chồng Lê Thành Nghi được tại ngoại) được xe chuyên dụng chở từ trại tạm giam đến. Dù xe đã lùi sát vào bậc lên xuống tiền sảnh tòa án, dù cảnh sát đã hết sức ngăn giữ, nhưng thân nhân các bị cáo và người dân vẫn ào ào xô đến.

Lực lượng cảnh sát phải vất vả lắm mới đưa được 3 bị cáo trên vào tòa trong tiếng gào thét phẫn nộ của người dự khán. Trong chiếc áo sơ mi màu xanh da trời nhạt, Lê Văn Luyện béo tốt, mặt mũi trắng trẻo, lạnh tanh không biểu hiện một cảm xúc gì. Trả lời câu hỏi của thẩm phán chủ tọa phiên tòa Thân Quốc Hùng (Phó Chánh tòa Hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang) trong phần kiểm tra lý lịch các bị cáo, hắn toàn nói trống không, cộc lốc, không một lời “thưa quý tòa” như quy định, ví dụ như:

Chủ tọa:

- Ngoài tên Lê Văn Luyện, bị cáo còn tên gọi nào khác không?

- Không.

- Bị cáo sinh ngày tháng năm nào?

- 18 tháng 10 năm 1993.

- Bị cáo đã được nhận cáo trạng chưa?

- Rồi.

Một điều lạ lùng đã xẩy ra, khi kiểm tra lý lịch những nhân chứng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì trong tổng số trên 20 người, chỉ 5 người có mặt. Đại diện hợp pháp cho các nạn nhân là ông Trịnh Văn Tín, anh Trịnh Quốc Sinh, anh Đinh Văn Hương (anh ruột chị Chín) và cháu Trịnh Ngọc Bích cũng không ai có mặt, dù họ đã đến cổng tòa từ rất sớm.

Trước diễn biến bất ngờ này, chủ tọa Thân Quốc Hùng hỏi ý kiến của đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa. Đại diện VKSND lại đề nghị tòa hỏi ý kiến của các luật sư. Cả luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo lẫn luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại đều đề nghị chủ tọa cho hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật.

Sau hơn một tiếng đồng hồ hội ý, chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Thân Quốc Hùng tuyên bố: Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm