| Hotline: 0983.970.780

Người đàn ông gần 30 năm rong ruổi khắp các miền quê 'săn' cổ vật

Thứ Năm 24/05/2018 , 14:30 (GMT+7)

“Có những ngày đi săn cổ vật cả tháng trời tôi mới về nhà, cứ một mình tự tôi lái ô tô đi từ tỉnh này sang tỉnh khác. Nghe đâu bán cổ vật là tôi lại khăn gói quần áo lên đường đến tận nơi để mua cho bằng được”, ông Hinh chia sẻ.

Nhắc đến “Hinh Thiên Trường” hay “Hinh cổ vật” thì trong giới chơi cổ vật trong và ngoài tỉnh đều biết đến ông.

img-4517113058714
Ông Hinh bên cổ vật của mình

Ông là Trần Văn Hinh (SN 1963, ở đường Nguyễn Khuyến, P. Trường Thi, TP Nam Định, tỉnh Nam Định). Hiện ông đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội cổ vật Thiên Trường Nam Định.
 

Rong ruổi

Hôm tôi tìm đến nhà ông Hinh, ông đang kỳ cọ, rửa lại chiếc giường với tuổi đời hơn một thế kỷ. Ông bảo, đây là chiếc giường với các hoa văn ở các vị trí thành gường, chân giường, khung giường được trạm trổ theo kiểu dáng cung đình Huế.

Vừa rót nước mời khách, ông Hinh vừa nói, khoảng 30 năm trước, ông “bén duyên” với cổ vật. Khi đó, ông mới ngoài 20 tuổi. Thời ấy, nghề chính của ông là buôn bán ô tô, xe máy. Làm ăn rất có lãi, nhưng không hiểu “ma xui quỷ khiến” ra sao, ông lại bỏ nghề buôn bán ô tô rồi chuyển sang “săn” cổ vật.

“Vì yêu văn hóa dân tộc cùng bản tính thích phiêu lưu, mạo hiểm, tôi đã bỏ nghề đã nuôi tôi và gia đình để thành thợ săn cổ vật”, ông Hinh bộc bạch.

Nhớ lại những ngày đầu đi săn cổ vật, ông Hinh gặp không ít khó khăn. Khó vì chưa hiểu biết nhiều về văn hóa cổ vật, khó vì vốn hạn hẹp và khó vì không biết săn cổ vật ở đâu, nơi nào…

Năm 1990, ông tự mình lái chiếc xe máy cũ kỹ rong ruổi khắp các miền quê để “săn” cổ vật. Từ ngày này qua ngày khác, cuối cùng ông cũng “săn” được những món cổ vật đầu tiên. Nào là chum, nào là lọ tỳ bà, nào là đồ sứ thời Trần - Lê. Những món cổ vật vô cùng đắt giá mà ông đã rong ruổi nhiều ngày liên tiếp mới mua được.
Hai năm sau, thú chơi cổ vật trên đất Thành Nam ngày càng phát triển. Ông càng có hứng đi săn cổ vật. Ông lao vào sưu tầm cổ vật, không tiếc công sức, thời gian để mang được những cổ vật quý về nhà.

Nghe nói ở đâu có cổ vật quý, ông Hinh liền đi xe máy đến ngay. Nhưng không phải chỗ nào người ta cũng đồng ý bán ngay, có những món đồ ông phải mất vài tháng, thậm chí vài năm để thuyết phục mới mua lại được.

“Nghe thông tin ở đâu có cổ vật là tôi khăn gói quần áo đến liền. Nhưng không phải đến ngỏ ý mua lại là người ta bán liền, tôi phải thuyết phục nhiều lần, có món đồ thuyết phục, năm nỉ họ cả năm trời mới mua lại được”, ông Hinh nhớ lại.

64 tỉnh thành của Việt Nam, chưa tỉnh thành nào mà ông Hinh chưa đặt chân đến. Tỉnh nào cũng có dấu chân in hằn. Ông Hinh nói ngoài các tỉnh trong nước, ông còn sang Lào, Campuchia, Hong Kong, Pháp săn... hàng.
 

Độc đắc Long Sàng

Trong tất cả các món cổ vật mà ông Hinh đang lưu giữ, phải nói đến chiếc Long Sàng (giường vua nằm) có từ thời Thanh được ông mua lại của một người bên Trung Quốc cách đây 12 năm với giá hơn 1 tỷ đồng.

nh-4113058232
Bên trong Long Sàng
Sau 25 năm lặn lội “săn” cổ vật. Đến nay, ông Hinh còn lưu giữ khoảng 2.000 cổ vật quý giá. Ông sưu tầm đa dạng các món đồ, từ gốm, xứ, gỗ, tranh cổ, kim khí cho đến đá. Mỗi cổ vật, loại hình, theo ông đều có tiếng nói riêng, vị trí riêng phản ánh về một thời kỳ văn hóa của lịch sử, cuộc sống, thói quen sinh hoạt của giai đoạn lịch sử đó.
“Đối với những người chơi cổ vật, phải biết trân trọng, nâng niu từ cái cổ vật nhỏ nhất đến cái lớn nhất một cách vẹn toàn. Thú chơi cổ vật, cũng góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc của Việt Nam và cộng đồng các dân tộc trên thế giới”, ông Hinh bộc bạch.

Dẫn chúng tôi lên tầng 5 để tham quan chiếc giường, ông Hinh giới thiệu, Long Sàng dài 3,43m; rộng 2,56m; cao 2,68m.

Gồm 3 gian, 2 gian ngoài là hậu cung, gian trong cùng là giường cho vua nằm.

Tất cả được làm bằng gỗ quý, sơn thon thếp vàng.

Các chi tiết, họa văn khắc họa trên thành giường, khung giường rất có hồn và sắc nét, chưa có dấu hiệu xuống cấp.

Nó là món cổ vật “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Hiện đã có nhiều tay chơi trong giới săn cổ vật ở khắp nơi đến tận nhà muốn mua lại nhưng ông nhất quyết không bán.

“Những món cổ vật mà tôi đã quyết giữ chọn làm kỷ niệm thì bao giờ tôi lại bán. Dù người mua có trả tiền tỷ, tôi cũng sẵn sàng lắc đầu. Đấy cũng là một cái đạo của người chơi cổ vật như chúng tôi”, ông Hinh khẳng định.

Ngoài chiếc Long Sàng quý giá, ông Hinh còn đang sở hữu nhiều món đồ đặc biệt giá trị, được đánh giá là hàng độc, hàng hiếm: Gạch đất nung hình vuông (5 viên).

Gạch đất nung hoa văn hình sen (4 viên). Gạch đất nung hình tam giác (5 viên). Tất cả đều được làm từ thời Lý - Trần.

Ngoài ra, còn có 12 đầu đao rồng, 2 đầu đao phượng thời Lý - Trần; 10 tháp thời Trần; 4 con khỉ đá thời Lý; 1 đôi uyên ương men vàng thời Trần; 15 đôi uyên ương không men; 3 nậm rượu thời Hán.

Và bộ lá đề gồm: 16 lá đề thời Trần có màu men vàng và lục; 10 lá đề 2 con rồng chầu đất; 20 lá đề rồng, 25 lá đề phượng không men; lá đề hình búp sen; lá đề uyên ương…

Chỉ tay vào bộ lá đề, ông Hinh thổ lộ: “Tôi yêu thích lá đề trang trí trên các cổ vật bởi sự mạnh mẽ nhưng cũng vô cùng mềm mại, phóng khoáng trong cách thể hiện của người xưa.

Theo dòng lịch sử, mỗi triều đại, người thợ thủ công lại có cách biểu hiện lá đề khác nhau trên các sản phẩm. Các lá đề hầu như được thiết kế với những màu sắc trang trí như vàng, lục hoặc nâu. Khác với nhiều họa tiết trang trí khác, họa tiết lá đề thể hiện sự vương giả, quyền uy”.

nh-2113057606
Những chiếc lá đề thời Lý - Trần

Vang danh Cổ vật Thiên Trường

Năm 2005, ông Hinh tặng Bảo tàng Nam Định 120 cổ vật gồm gốm, đất nung. Không những thế, ông còn cho nhiều Bảo tàng khác mượn số lượng cổ vật lớn để trưng bày, giới thiệu thông điệp lịch sử đến với người dân và giới chơi cổ vật trong và ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết, năm 2005 ông Hinh và Hội cổ vật Thiên Trường có tặng Bảo tàng Nam Định nhiều cổ vật giá trị và Hội thường xuyên gắn kết với Bảo tàng để lưu giữ, bảo tồn, trưng bày, phát huy các di sản văn hóa.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm