| Hotline: 0983.970.780

Người dân Úc đối phó đợt lũ lụt ‘trăm năm có một’

Thứ Hai 22/03/2021 , 11:26 (GMT+7)

Ít nhất 18.000 người dân Úc đã được sơ tán khỏi các trận lũ lụt trải rộng khắp vùng New South Wales và Queensland khi mưa lớn đổ như trút xuống vài ngày qua.

Tính đến hôm nay, lượng mưa lớn gây lũ lụt được dự báo sẽ còn tiếp diễn đã khiến các con sông và đập tràn xung quanh thành phố Sydney và khu vực phía đông nam bang Queensland được đặt trong tình trạng cảnh báo đỏ.

Nhiều đàn bò sữa và gia súc của người dân bang Queensland và New South Wales bị cuốn trôi. Ảnh: PortNews

Nhiều đàn bò sữa và gia súc của người dân bang Queensland và New South Wales bị cuốn trôi. Ảnh: PortNews

Giới chức chính quyền nhiều địa phương miền duyên hải phía đông Australia coi đây là “thảm họa lụt lội có một không hai trong 50 năm qua" và đã kêu gọi công chúng thận trọng.

Trong khi đó, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã nhất trí hỗ trợ cho những người dân nằm trong những vùng buộc phải sơ tán lánh nạn.Trước đó, ông Morrison mô tả cảnh những ngôi nhà, thị trấn và công ty ngập chìm trong nước lũ là "cảnh tượng đau lòng" và ra lệnh cho quân đội trợ giúp khẩn cấp.

Còn Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian thì cho biết, nhiều cộng đồng còn chưa khắc phục nổi thiệt hại do nạn cháy rừng và hạn hán xảy ra vào mùa hè năm ngoái thì nay lại phải "đang chật vật đối phó lũ lụt".

Thiệt hại do lũ lụt gây ra ở vùng duyên hải miền đông Australia chưa thể thống kê. Ảnh: BBC

Thiệt hại do lũ lụt gây ra ở vùng duyên hải miền đông Australia chưa thể thống kê. Ảnh: BBC

Các con sông bị nước ngập tràn bờ và sự cố nứt vỡ đê đập đã chia cắt hoạt động giao thông trong vùng, khiến giới chức các địa phương buộc đóng cửa trên 150 trường học từ thứ Hai.

Hai con sông Hawkesbury và Nepean - giáp ranh với Sydney ở phía bắc và phía tây đã ghi nhận mức nước lũ lên cao kỷ lục trong ngày hôm nay so với trận lụt kinh hoàng năm 1961. Dự báo mực nước trên sông Hawkesbury có thể đạt đỉnh 13m vào cuối ngày thứ Hai.

Các hồ đập buộc phải xả tràn để giảm áp lực gây ra sự cố. Ảnh: BBC

Các hồ đập buộc phải xả tràn để giảm áp lực gây ra sự cố. Ảnh: BBC

Ngoài ra, đập Warragamba, nguồn cung cấp nước chính cho Sydney cũng đã bắt đầu phải xả tràn lần đầu tiên sau 5 năm, với lưu lượng xả khoảng 500 gigalitres/ ngày để đảm bảo an toàn.

Ở phía đông nam bang Queensland, lũ quét cũng gây thiệt hại lớn và đe dọa hai thành phố Brisbane và Gold Coast.

Trong khi đó, báo chí địa phương cũng lo ngại việc mưa và ngập lụt kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới chiến dịch tiêm vacxin ngừa Covid-19 tại thành phố Sydney và các khu vực lân cận khi chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison dự kiến sẽ bắt đầu quá trình tiêm phòng đại trà bắt đầu từ ngày 22/3.

Theo các chuyên gia khí tượng, hiện lục địa đang trải qua hình thái thời tiết La Niña, thường gây nhiều mưa hơn cùng với lốc xoáy trong mùa hè. Các nhà khoa học cùng cho rằng, biến đổi khí hậu cũng kích hoạt những tác động của La Niña, và làm cho các mô hình thời tiết ngày trở nên thất thường hơn.

(BBC, ABC News)

    Tags:
Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm