| Hotline: 0983.970.780

Người trồng mía Gia Lai phấn khởi vì giá thu mua cao

Thứ Năm 16/12/2021 , 15:27 (GMT+7)

Bước vào niên vụ ép 2021-2022, Nhà máy Đường An Khê thu mua mía cao hơn niên vụ ép năm ngoái 100.000đ/tấn, người trồng mía ở Gia Lai rất phấn khởi.

Đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, kinh doanh mía

Năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, người trồng mía ở các địa phương Đông Gia Lai gồm các huyện: KBang, Đăk Pơ, Kông Chro và thị xã An Khê phải thực hiện giãn cách thời gian dài nên việc chăm sóc cho đồng mía bị đứt quãng, không được thường xuyên như những năm trước. Thêm vào đó, giá phân bón tăng cao khiến người trồng mía giảm bớt mức đầu tư khiến năng suất mía năm nay thấp hơn so với những năm trước, dự kiến đạt khoảng 60 tấn/ha, thấp hơn 3 tấn/ha so với những năm trước đây.

Tuy nhiên, nhờ giá thu mua mía nguyên liệu vào đầu niên vụ ép 2021-2022 của Nhà máy Đường An Khê (Gia Lai), đơn vị trực thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi, cao hơn năm ngoái 100.000đ/tấn nên người trồng mía trong vùng nguyên liệu Đông Gia Lai rất phấn khởi.

Nhà máy Đường An Khê (Gia Lai) chính thức khởi động niên vụ ép 2021-2022 vào ngày 15/12/2021. Ảnh: V.Đ.T

Nhà máy Đường An Khê (Gia Lai) chính thức khởi động niên vụ ép 2021-2022 vào ngày 15/12/2021. Ảnh: V.Đ.T

Theo ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc phụ trách nguyên liệu Nhà máy Đường An Khê, niên vụ ép 2021-2022 của Nhà máy Đường An Khê chính thức khởi động vào ngày 15/12/2021. Nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, khuyến khích người sản xuất và kinh doanh mía chủ động thu hoạch mía bán cho nhà máy, trước khi bước vào sản xuất, Nhà máy Đường An Khê đã thông báo giá thu mua mía đầu vụ sản xuất 2021-2022.

Theo đó, trong đầu niên vụ ép 2021-2022, Nhà máy Đường An Khê thu mua mía tại ruộng với giá 1.050.000đ/tấn mía thuần 10CCS, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 100.000đ/tấn. Ngoài ra, nhà máy còn hỗ trợ nông dân sản xuất và kinh doanh mía chi phí vận chuyển tùy thuộc vào cự ly, cấp đường vận chuyển mía từng bến bãi với mức bình quân 140.000đ/tấn.

“Đầu vụ ép năm nay nhà máy thu mua mía cao hơn đầu vụ ép năm ngoái 100.000đ/tấn. Với giá thu mua mía hiện hành, người nông dân đang có lãi rất tốt, thu nhập của người trồng mía tăng cao trở lại như thời điểm cách đây 7-8 năm.

Ngoài ra, để tiếp tục phục hồi vùng nguyên liệu trên địa bàn Đông Gia Lai gồm các huyện: KBang, Đăk Pơ, Kông Chro và thị xã An Khê, Nhà máy Đường An Khê còn thông báo bảo hiểm giá thu mua mía nguyên liệu trong 3 niên vụ ép tiếp theo gồm các niên vụ 2022-2023, 2023-2024 và 2024-2025 với mức 900.000đ/tấn/10CCS. Trong quá trình thực hiện, tùy thuộc tình hình diễn biến của giá đường thực tế trên thị trường, nhà máy sẽ cân đối, điều chỉnh giá thu mua mía phù hợp, nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người sản xuất, kinh doanh mía và nhà máy”, ông Nguyễn Hoàng Phước chia sẻ.

Đẩy mạnh đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

Theo ông Nguyễn Hoàng Phước, hiện diện tích mía nguyên liệu của nhà máy nằm trên địa bàn các huyện: KBang, Đăk Pơ, Kông Chro và thị xã An Khê (Gia Lai) đang có khoảng 22.170 ha. Dự kiến trong những năm tới, Nhà máy Đường An Khê sẽ phấn đấu tặng diện tích vùng nguyên liệu mía tăng đến 30.000 ha, đủ đáp ứng công suất của nhà máy là 2,5 triệu tấn mía nguyên liệu/vụ sản xuất.

Năng suất mía trong vùng nguyên liệu Đông Gia Lai năm nay ước đạt 60 tấn/ha. Ảnh: V.Đ.T

Năng suất mía trong vùng nguyên liệu Đông Gia Lai năm nay ước đạt 60 tấn/ha. Ảnh: V.Đ.T

Để khuyến khích nông dân tăng diện tích trồng mía trên địa bàn nhằm phát triển vùng nguyên liệu, trong năm 2021, Nhà máy Đường An Khê ban hành chính sách đầu tư vùng nguyên liệu và thu hoạch mía bằng máy liên hợp.

Theo đó, nhà máy đầu tư tiền hom giống mía trồng tơ đối với 3 giống Uthoong11, KK3, LK92-11 với mức từ 5-10 triệu đồng/ha, không đầu tư cho diện tích mía trồng các giống khác. Về phân bón, nhà máy sẽ đầu tư từ 800-1.000kg phân/ha kể cả mía tơ và mía lưu gốc. Đối với những diện tích mía thực hiện cánh đồng lớn được nhà máy hỗ trợ không thu hồi tiền bã bùn từ 50-70 tấn/ha tùy từng loại đất đã được nhà máy kiểm tra.

Ngoài ra, Nhà máy Đường An Khê còn có nhiều chính sách đầu tư cho người sản xuất mía chi phí làm đất, trồng và chăm sóc mía. Đối với diện tích dân tự làm đất, nhà máy sẽ đầu tư 2 triệu đồng/ha. Nhà máy đặc biệt có chính sách khuyến khích những diện tích mía trên cánh đồng lớn thực hiện cơ giới hóa từ khâu cày, trồng, chăm sóc. Đối với những đồng mía có diện tích từ 5-10 ha được giảm 10% theo đơn giá thi công; diện tích từ 10-15 ha được giảm giảm 15% theo đơn giá thi công; diện tích trên 15 ha được giảm 20% theo đơn giá thi công.

Nhà máy Đường An Khê ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía. Ảnh: V.Đ.T

Nhà máy Đường An Khê ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía. Ảnh: V.Đ.T

“Ví như diện tích không phải cánh đồng lớn nếu thi công cơ giới cày 3-4 chảo có đơn giá thi công là 2,2 triệu đồng/ha, nhưng đối với mía cánh đồng lớn có diện tích từ 5-10 ha sẽ được nhà máy hỗ trợ 220.000đ/ha, người trồng mía chỉ phải trả 1.980.000đ/ha; đối với mía cánh đồng lớn có diện tích từ 10-15 ha sẽ được nhà máy hỗ trợ 330.000đ/ha, người trồng mía chỉ phải trả 1.870.000đ/ha.

Đối với mía cánh đồng lớn có diện tích từ 15 ha trở lên sẽ được nhà máy hỗ trợ 440.000đ/ha, người trồng mía chỉ phải trả 1.760.000đ/ha. Những khoản chi phí thi công cơ giới từ làm đất, trồng đến chăm sóc nhà máy ghi nợ người sản xuất sẽ không phải tính lãi suất trong thời gian đầu tư và thu hồi vốn vào vụ thu hoạch mía”, ông Nguyễn Hoàng Phước chia sẻ.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.